DANH MỤC

Hà Nội: Gần 1.500 tỷ làm đường Tây Thăng Long

Sáng nay (15/12), quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) tổ chức lễ ra quân thực hiện dự án xây dựng đường Tây Thăng Long, đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Văn Tiến Dũng.

Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Trần Thế Cương cho biết, với mục tiêu tạo ra một tuyến đường giao thông có hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại, góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông theo quy hoạch được duyệt, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng đường Tây Thăng Long, đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến đoạn đường Văn Tiến Dũng, quận Bắc Từ Liêm.

Dự án có tổng mức đầu tư 1.494 tỷ đồng, trong đó 823,5 tỷ đồng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng gần 400 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố. Dự án do Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm làm chủ đầu tư.

Tuyến đường được xây dựng với chiều dài khoảng 3,24 km. Điểm đầu giao với đường Phạm Văn Đồng thuộc phường Cổ Nhuế 2 và điểm cuối giao với đường Văn Tiến Dũng thuộc phường Minh Khai. Quy mô mặt cắt ngang tuyến là 60,5m gồm: 2 làn xe chạy chính và 2 làn gom, dải phân cách trung tâm, 2 phần dải phân cách giữa lòng đường chính và đường gom, vỉa hè. Các hạng mục trên đường bao gồm: đường giao thông, cầu bắc qua sông Nhuệ, vỉa hè, cây xanh, hệ thống thoát nước mưa và nước thải, điện chiếu sáng, hào kỹ thuật...

Hiện quận Bắc Từ Liêm đã hoàn thành giải phóng mặt bằng khoảng 20% toàn tuyến. Trong đó, đoạn từ đường Văn Tiến Dũng đến Cầu Noi đã giải phóng mặt bằng xong 60% khối lượng để bàn giao cho nhà thầu thi công.


Phối cảnh tuyến đường Tây Thăng Long đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Văn Tiến Dũng


Xem cập nhật về đường Tây Thăng Long


Phát biểu tại lễ ra quân, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết, đây là dự án quan trọng không chỉ đối với quận Bắc Từ Liêm mà còn đối với sự phát triển chung của thành phố. Đầu tư xây dựng tuyến đường này là bước tiếp theo hoàn thiện tuyến đường Tây Thăng Long theo quy hoạch, kết nối trung tâm Thủ đô với khu đô thị Tây Hồ Tây, khu công nghiệp Nam Thăng Long, phân khu đô thị F1 và các phân khu đô thị khác trên đường Vành đai 4, góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông chung, thúc đẩy phát triển hạ tầng đô thị và kinh tế - xã hội quận Bắc Từ Liêm.

Phó Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu UBND quận Bắc Từ Liêm chỉ đạo ban quản lý dự án, đơn vị thi công, thiết kế, tư vấn giám sát tuân thủ chặt chẽ các quy định để triển khai thi công công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giải quyết kịp thời vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công, giải phóng mặt bằng; đảm bảo an toàn giao thông; an toàn lao động, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

"UBND quận Bắc Từ Liêm cùng với tổ chức thi công công trình, tiếp tục tuyên truyền vận động người dân bàn giao nốt số giao mặt bằng còn lại", Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng yêu cầu.

Đây là cách các chủ đầu tư BĐS du lịch đem lại lợi nhuận bền vững cho nhà đầu tư



Cam kết thuê lại trọn đời với tiền thuê trả theo tỷ giá USD là chính sách vượt trội trên thị trường BĐS du lịch hiện nay.

Các CĐT có xu hướng không cam kết lợi nhuận mà nhà đầu tư vẫn hưởng lợi nhiều hơn từ cách này…

Bài học từ việc một vài chủ đầu tư không đảm bảo cam kết lợi nhuận của BĐS nghỉ dưỡng đã khiến nhiều nhà đầu tư (NĐT) thứ cấp trở nên e dè. Họ thận trọng hơn khi đi tìm những CĐT có chính sách kinh doanh với lợi nhuận bền vững.

Ông Dương Đức Hiển, Giám đốc Bộ phận Kinh doanh Savills chỉ ra, thực tế, hai năm qua đã có rất nhiều NĐT rơi vào cảnh chủ đầu tư không trả lãi như cam kết, hoặc chậm trả lãi, kéo dài thời gian trả lãi khiến NĐT bị chôn vốn.

Hiện nay, thay vì tìm kiếm cam kết lợi nhuận cao trong ngắn hạn, chính sách kinh doanh hướng đến lợi ích bền vững trọn đời dự án cho NĐT được một số CĐT có kinh nghiệm theo đuổi.

Chẳng hạn, thay vì cam kết lợi nhuận, Tập đoàn Crystal Bay và các đối tác cam kết thuê lại trọn đời dự án. Mức tiền thuê Crystal Bay chi trả được tính theo tỷ giá đô la Mỹ, cùng điều khoản tiền thuê tăng 2% mỗi năm sau 2 năm đầu tiên. Thực chất đây là 1 cam kết song hành, đi đường dài tới trọn đời dự án với các khách hàng đồng hành.

Trong bối cảnh các dự án khác lấy cam kết lợi nhuận cao theo tiền Việt trong khoảng thời gian từ 5-10 năm, chính sách cam kết thuê lại trọn đời với tiền thuê trả theo tỷ giá USD là một chính sách khác biệt của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho NĐT.

Từ năm 2018, trên thị trường cũng đã xuất hiện xu hướng một số doanh nghiệp BĐS du lịch, nghỉ dưỡng không cam kết lợi nhuận mà thay vào đó thực hiện một số chính sách thực tế hơn với NĐT.

Tại Khánh Hòa, một chủ đầu tư đã đưa ra hai lựa chọn cho khách hàng khi mua dự án của mình là được tự vận hành hoặc ủy thác cho chủ đầu tư và đơn vị quản lý.

Trước đó, một dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng tại Phú Quốc đã đưa thêm cho khách hàng một lựa chọn không cam kết lợi nhuận bằng con số cụ thể. Lợi nhuận người mua thu được dựa trên tình hình kinh doanh thực tế. Như vậy, NĐT không cam kết lợi nhuận cố định mà chấp nhận chia sẻ lợi nhuận theo tỷ lệ với CĐT dựa trên doanh thu của dự án cũng là hướng đi bền vững.

Mua BĐS nghỉ dưỡng là "mua cả hệ sinh thái", dòng tiền đầu tư mới ổn định

Theo các chuyên gia BĐS, BĐS du lịch là một "miếng bánh ngon" nhưng không phải ai cũng có thể "ăn". Đầu tư BĐS du lịch khó khăn và thách thức hơn đầu tư nhà ở rất nhiều, không phải bán là xong, mà quan trọng hơn là vận hành thế nào cho hiệu quả.

Các chuyên gia lưu ý NĐT, sở hữu BĐS du lịch, nghỉ dưỡng là sở hữu cả một hệ sinh thái nghỉ dưỡng. Những giá trị gia tăng từ hệ sinh thái đó sẽ góp phần gia tăng giá trị sản phẩm. Sản phẩm BĐS du lịch, nghỉ dưỡng khác với sản phẩm BĐS nhà ở là ở đặc điểm này. Nếu không có hệ sinh thái thì BĐS du lịch, nghỉ dưỡng khó có thể thành công trong vận hành.

Như vậy, câu chuyện đường dài của BĐS du lịch, nghỉ dưỡng phụ thuộc rất nhiều vào cách CĐT vận hành, khai thác, quản lý dự án đó. Yếu tố này liên quan trực tiếp đến việc lấp đầy công suất buồng phòng. Lợi nhuận cam kết với NĐT có đạt hay không cũng phụ thuộc phần lớn vào yếu tố lấp đầy công suất buồng phòng.
Chỉ có những loại hình BĐS du lịch quy mô lớn, tích hợp All - in - one mới có thể đáp ứng và phục vụ được những nhu cầu ngày càng cao của du khách.


Đây là cách các chủ đầu tư BĐS du lịch đem lại lợi nhuận bền vững cho nhà đầu tư - Ảnh 1.
Chỉ có những loại hình BĐS du lịch quy mô lớn, tích hợp All - in - one mới có thể đáp ứng và phục vụ được những nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Trên thị trường hiện nay đã có một số CĐT làm được điều này. Chẳng hạn, Tập đoàn Crystal Bay là CĐT có hệ sinh thái du lịch trọn vẹn. Các dự án Crystal Bay phát triển cung cấp hệ sinh thái tiện ích - giải trí - mua sắm ngay trong dự án. Tập đoàn này xác nhận ngay từ đầu các dự án được phát triển theo xu hướng All – in – one theo đòi hỏi về dịch vụ, tiện ích ngày càng khắt khe của du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, chỉ có những loại hình BĐS du lịch quy mô lớn, tích hợp All - in - one mới có thể đáp ứng và phục vụ được những nhu cầu ngày càng cao này.

Không chỉ phát triển BĐS du lịch thuần tuý, Tập đoàn Crystal Bay còn xây dựng cho mình một hệ sinh thái du lịch trọn vẹn gồm vận chuyển, lữ hành, vận tải, nghỉ dưỡng, giải trí mua sắm, thẻ kỳ nghỉ và thương hiệu quản lý BĐS du lịch Crystal Bay Hospitality. Điều này tạo nên sức cạnh tranh lớn trên thị trường du lịch nghỉ dưỡng, đồng thời đảm bảo lợi nhuận bền vững, ổn định cho NĐT khi tham gia với CĐT.

TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, phân tích: việc chủ đầu tự tự quản lý, vận hành khách sạn mà không phải thuê ngoài, sẽ mang tới nhiều lợi ích bền vững: Vừa tiết kiệm chi phí cho khách hàng, vừa đảm bảo lợi nhuận cho chủ dự án và nhà đầu tư.

Bởi lẽ, theo tính toán của các chuyên gia trong ngành khách sạn, đối với các dự án phải thuê đơn vị quản lý chi phí phải chi trả lên đến 3-4%. Khi có năng lực tự quản lý – vận hành, toàn bộ khoản chi trả này sẽ chuyển thành lợi nhuận cho CĐT và NĐT.

 Chi tiết Chính Sách, Bảng giá các căn biệt thự tại địa chỉ: Biệt thự sinh thái Đan Phượng



                                                                                                                       theo CafeF

Phân khúc BĐS nào có sự biến động giá mạnh nhất từ đầu năm đến nay?


Nhìn lại chặng đường gần một năm của thị trường BĐS Tp.HCM, nhận thấy, mỗi phân khúc có những diễn biến riêng trong bối cảnh thị trường có những “điểm nghẽn” về nguồn cung. Tuy vậy, nhìn chung toàn thị trường giá BĐS không sụt giảm mà có sự điều chỉnh theo nhu cầu của người mua.
Khảo sát giá BĐS ở các phân khúc từ đất nền, căn hộ đến biệt thự - nhà phố để thấy mức độ tăng giá của các phân khúc này trong cả năm qua. Đâu là phân khúc có sự biến động giá nhanh nhất và sẽ diễn biến ra sao trong giai đoạn sắp tới?
Căn hộ: Mức tăng trung bình 10%/năm

Đây là mức tăng trung bình trên thị trường căn hộ thứ cấp. Không kể các dự án có mức tăng 15%/năm, chủ yếu rơi vào phân khúc trung cấp.

Theo CBRE Việt Nam, mức giá bán căn hộ phổ biến trên thị trường là từ 32-40 triệu đồng/m2, tương đương 2,2-2,8 tỷ đồng/căn hộ (2 phòng ngủ). Sự xuất hiện nguồn cung của phân khúc căn hộ ngày càng khan hiếm, từ đầu năm 2019 đến nay chưa có dự án nào thuộc phân khúc bình dân chào bán ra thị trường.

Tính đến quý 3/ 2019, nhờ lượng nguồn cung đáng kể từ phân khúc trung cấp ở một dự án quy mô tại Q.9, giá trung bình thị trường căn hộ giữ mức ổn định là 1.852 USD/m2, và tăng 15% so với năm trước. Nếu tính từ thời điểm đầu năm đến nay, mức tăng rơi vào khoảng 10%.

Xem thêm tại địa chỉ: Biệt thự The Phoenix Garden Đan Phượng


Nhu cầu mua căn hộ vẫn còn khá lớn trên thị trường nhà ở Tp.HCM, đặc biệt ở phân khúc trung cấp. Ảnh: Hạ Vy

The CBRE, giá bán tăng được ghi nhận tại tất cả các dự án chào bán trong quý 3/2019 và các sản phẩm còn lại trên thị trường. Theo khu vực, Q.2 và Q.9 ghi nhận mức tăng giá cao nhất từ 5%-10% theo năm.

Dự báo mức tăng của phân khúc này trong năm 2020 sẽ vẫn có sự biến động tăng ở ngưỡng trung bình 7-10% ở các phân khúc. Theo CBRE, ở phân khúc hạng sang sẽ duy trì tốc độ tăng giá 10% theo năm do khan hiếm nguồn cung. Phân khúc cao cấp và trung cấp sẽ tăng chậm hơn do có thêm nguồn cung mới và năm 2019 đã thiết lập mặt bằng giá mới. Mức tăng giá tại hai phân khúc này lần lượt là 6% và 5% theo năm. Phân khúc bình dân duy trì mức tăng giá 3% theo năm.

Tuy vậy, nếu đi sâu vào từng dự ăn căn hộ cụ thể thì mức tăng giá trên thị trường thứ cấp có sự biến động khác nhau. Điều này phụ thuộc vào vị trí của dự án, mức giá chào bán của dự án ở thời điểm ban đầu. Điển hình có một số dự án có giá ban đầu từ 1.6-1.8 tỉ đồng/căn, có mức tăng thứ cấp từ 15-20% trong vòng 1 năm. Tuy nhiên, các dự án này không thể hiện cho toàn thị trường.

Có một thực tế khiến thị trường căn hộ không “đứng giá” trong vòng cả năm qua là do nhu cầu mua căn hộ, đặc biệt ở phân khúc trung cấp còn khá lớn. Ghi nhận ở các dự án mới bung thị trường trong năm qua sức mua đạt từ 91-100%.

Đất nền: Đất nền Tp.HCM tăng 15%/năm, đất tỉnh lân cận đạt ngưỡng 20-25%/năm

Trong gần năm qua, bức tranh thị trường đất nền có những diễn biến trái chiều giữa thị trường Tp.HCM và tỉnh lân cận. Nếu trong năm 2018, đất nền Tp.HCM có mức độ tăng giá khoảng 30-40% trong vòng 1 năm thì bước sang năm 2019, mức tăng tính từ đầu năm đến nay ghi nhận ở ngưỡng trung bình 15% (tùy dự án, có dự án chỉ tăng 10% tính từ thời điểm tháng 1/2019). Lý do đất nền Tp.HCM “hạ nhiệt” do mức giá thứ cấp đã tăng mạnh trong khoảng thời gian trước đó.

Xem đường đi đến dự án tại địa chỉ : Địa chỉ và Đường đến The Phoenix Garden


Đất nền được xem là có mức tăng ấn tượng nhất trên thị trường nhà đất. Ảnh: Hạ Vy

Trong khi đó, sự biến động giá đất nền trên thị trường thứ cấp tại các tỉnh như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu trong năm 2018 rơi vào khoảng 20-30% (tùy dự án). Từ đầu năm 2019 đến nay thị trường tỉnh vẫn chứng kiến sự biến động tăng giá trung bình từ 20-25%. Có nơi hiện dự án tăng đến 35% so với thời điểm mở bán đầu năm. 

Nguyên nhân là từ đầu năm 2019 đến nay, làn sóng NĐT dịch chuyển về tỉnh lân cận để săn đón các dự án mới trước bối cảnh thị trường đất nền Tp.HCM khan hiếm sản phẩm. Một phần lý do tăng giá thứ cấp khá tốt ở thị trường tỉnh cũng đến từ việc giá mua vào còn mềm nên biên độ gia tăng sẽ lớn hơn thị trường đất nền Tp.HCM.

Theo dự báo của các chuyên gia trong ngành, bước sang năm 2020 thị trường đất nền sẽ không có nhiều biến động về giá so với năm 2019. Mức tăng trung bình có thể vẫn ở ngưỡng 15% trong vòng một năm. Theo phân tích, đây là phân khúc đã có khoảng thời gian khá dài nóng sốt nên mức độ tăng giá cũng như khả năng hấp thụ sẽ cần thêm thời gian để trở lại mức ấn tượng. 

Đây cũng là phân khúc vẫn được dự báo tiếp tục hấp dẫn NĐT do biên lợi nhuận so với mặt bằng chung trên thị trường thì vẫn khá ổn. 

Thị trường nhà phố và biệt thự xây sẵn: Tăng trung bình khoảng 20% trong vòng 1 năm, NĐT có nhiều sự lựa chọn đầu tư hấp dẫn hơn ở thị trường tỉnh

Đây là phân khúc ghi nhận sự khan hiếm nguồn cung mới rõ nét nhất trên tất cả các phân khúc thị trường trong năm 2019. Trong quý 3 vừa qua, toàn thị trường chỉ có thêm 127 căn nhà phố được chào bán mới đến từ 1 vài dự án ít ỏi ở Q.Gò Vấp, Tân Phú và Q.12.

Theo các đơn vị báo cáo thị trường, thị trường nhà phố và biệt thự xây sẵn Tp.HCM đã được kỳ vọng sẽ đón nhận những nguồn cung lớn từ các chủ đầu tư có tên tuổi trong và ngoài nước vào thời điểm gần cuối năm 2019. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, các dự án đều bị trì hoãn lịch chào bán đến cuối năm 2019. Điều này tiếp tục khiến cho thị trường TP.HCM trở nên kém hấp dẫn hơn khi nguồn cung mới “nhỏ giọt” và giá chào bán bị đẩy lên cao do BĐS trải qua nhiều lần đổi chủ.

Xem chi tiết dự án tại địa chỉ:  Biệt thự Vườn Cam Hoài Đức

Phân khúc BĐS nào có sự biến động giá mạnh nhất từ đầu năm đến nay? - Ảnh 3.

Đồng Nai và Long An,  cho thấy sự sôi động rõ ràng hơn với các dự án khu đô thị lớn được giới thiệu. Đơn cử ở thị trường khu vực các huyện tiếp giáp TP.HCM của tỉnh Đồng Nai, nguồn cung mới chào bán trong 9 tháng đầu năm đã cao hơn khoảng 24% so với toàn TP.HCM. NĐT vì thế cũng có nhiều sự lựa chọn đầu tư hấp dẫn hơn ở các thị trường này.

Về diễn biến giá tại Tp.HCM, tính từ đầu năm đến nay, mặt bằng giá chào bán trên thị trường thứ cấp vẫn duy trì đà tăng nhưng không có biến động lớn với mức tăng nhẹ. Giá chào bán nhà phố liên kế đã tăng khoảng 4,2% theo năm trên thị trường chuyển nhượng. Đối với nhà phố thương mại, mức giá chào bán thứ cấp đạt mức tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Riêng đối với loại hình biệt thự, giá bán trên thị trường thứ cấp đạt mức tăng tốt nhất khi ghi nhận ở mức 20,1% theo năm.

Dự báo trong 3 tháng cuối năm 2019, nguồn cung mới sẽ có sự khởi sắc với khoảng 500 - 600 căn được chào bán nhằm thu hút người mua ở giai đoạn kết thúc năm. Trong đó, nguồn cung đa số tập trung ở khu Đông với xu hướng tăng giá vẫn được duy trì với mức tăng 2 - 4% theo quý và 10 - 20% theo năm.

Cũng theo dự báo của các chuyên gia, với dự án nhà phố, biệt thự tỉnh lân cận mức tăng giá trên thị trường thứ cấp sẽ rơi vào khoảng 20% theo năm ở các dự án có vị trí tốt, kết nối đi lại gần với Tp.HCM.
Xem chi tiết dự án tại địa chỉ:  Biệt thự Vườn Cam Vinapol


                                                     theo CafeF 

Điều tra việc ra văn bản 'tiếp tay' cho dự án ma của Alibaba




UBND huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai ra 4 văn bản cho phép công ty Alibaba thi công và thỏa thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật đường giao thông nông thôn.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai vừa vào cuộc điều tra, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đã ban hành 4 văn bản cho phép Công ty cổ phần địa ốc Alibaba thi công, thỏa thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật đường giao thông nông thôn.


Alibaba vẽ nhiều dự án ma trên đất nông nghiệp

Xem chi tiết dự án tại địa chỉ:  Biệt thự Vườn Cam Hoài Đức


Những văn bản này được cho là "tiếp tay" cho Alibaba thực hiện dự án “ma” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Cụ thể, tháng 8/2017, UBND huyện Long Thành ra 3 văn bản cho phép Công ty Alibaba do Nguyễn Thái Lĩnh làm Tổng giám đốc thi công, thỏa thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật đường giao thông nông thôn tại 3 dự án: Long Phước 1, Long Phước 7 và Long Phước 8 (thuộc xã Long Phước, huyện Long Thành).

Bên cạnh đó, UBND huyện Long Thành còn ban hành một văn bản khác cho phép 2 cá nhân là Phạm Nam Thắng và Phạm Văn Hải (ngụ TP.HCM) thi công, thỏa thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật đường giao thông nông thôn.

Đáng nói,  2 cá nhân này sau đó không thi công mà chuyển toàn bộ khu đất trên cho Lĩnh.

Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai sau đó xác định UBND huyện Long Thành đã ban hành các văn bản "tiếp tay" cho công ty Alibaba vẽ dự án, rao bán đất nền nông nghiệp trái phép.

Giải thích về các văn bản được cho là tiếp tay cho Alibaba, UBND huyện Long Thành cho rằng, việc ban hành các văn bản trên là dựa trên quyết định 25 ngày 20/4/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn.

Thời điểm này, có người xin hiến đất để làm đường nên địa phương chấp nhận, chính quyền không biết mục đích hiến đất làm đường là để phân lô bán nền trên đất nông nghiệp.

UBND huyện Long Thành cho rằng, ngay khi phát hiện Alibaba vẽ dự án trên đất nông nghiệp, chính quyền đã ngăn chặn bằng cách không cấp sổ.

Tuy vậy, cơ quan CSĐT vẫn đang điều tra, làm rõ vụ việc này.

 Xem chi tiết dự án tại địa chỉ:  Biệt thự Vườn Cam Hoài Đức


                                                                                                                        Theo CafeF 

Cuối năm, người người vác bao tải tiền lao vào cơn sốt đất



Ăn theo cơn sốt sân bay Long Thành và cầu Cát Lái, đất đai tại huyện Nhơn Trạch có nơi tăng giá lên đến 300% nhưng nhà đầu tư vẫn vác tiền đi mua.
Ba năm gần đây, giá đất tại Nhơn Trạch được đẩy lên chóng mặt do ảnh hưởng từ cơn sốt sân bay Long Thàn, Đồng Nai. Đáng chú ý là từ khi xuất hiện thông tin Thủ tướng chấp thuận cho Đồng Nai đầu tư xây cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch và Quận 2 thì giá đất tại đây lại càng được đẩy lên chóng mặt.

Nhà đầu tư âm thầm tìm về Nhơn Trạch gom đất

Bất chấp thị trường đang nhiễu loạn về khung pháp lý, xuất hiện nhiều dự án kiểu Alibaba nhưng một điều lạ là lượng giao dịch mua bán tại khu vực này gần như không chịu ảnh hưởng. Những ngày cận Tết Nguyên đán, ghi nhận tại các phòng công chứng và các khu vực phân lô bán nền, khách hàng đến giao dịch mua bán và làm thủ tục đăng bộ rất đông đúc. Thậm chí, có những nhà đầu tư mang vài bao tải tiền để mua 5-7 lô đất/1 lần vì sợ qua năm giá tăng quá cao sẽ mất một khoản tiền chênh lệch lớn.

“Thị trường ở đâu ảm đạm thì không biết chứ tôi thấy ở đây ngày nào cũng có cả mấy trăm người đến lùng mua đất. Tôi phải tranh thủ mua chứ không qua năm lại vọt lên thì tiếc lắm”, một nhà đầu tư cho hay.




Ăn theo cơn sốt sân bay Đồng Nai, giá đất tại Nhơn Trạch tăng lên nhiều lần sau 3 năm
Theo khảo sát, giá đất tại Nhơn Trạch, Đồng Nai đã tăng 100-200% chỉ trong 3 năm. Có những nơi tăng đến 300%. Có những lô đất trước đây giá chỉ khoảng 200 triệu giờ đã vọt lên 900 triệu.

Theo ghi nhận, giá đất tại một số xã như Đại Phước, Phú Đông, Vĩnh Thanh, Phước Khánh, Long Tân Thọ… đều đã tăng lên rất cao. Điển hình như xã Đại Phước giá đất nền giao dịch tầm  20 - 25 triệu/m2 nền đất ở và 2 - 3 triệu nền đất nông nghiệp. Xã Phú Đông đất nền dao động từ 16 - 18 triệu và từ  900 - 1,4 tỷ/ 1.000m2 đất nông nghiệp. Xã Vĩnh Thanh có giá từ 15 - 16 triệu/m2 nền đất ở và 1,2 - 3triệu/m2 đất nông nghiệp. Xã Phước Khánh giá ghi nhận từ 14 - 17 triệu/m2 và 600 - 800 triệu/1.000m2 đất nông nghiệp.


Nhà đầu tư vác từng bao tải tiền đi đổ vào đất



Xem chi tiết dự án tại địa chỉ:  Biệt thự Vườn Cam Hoài Đức

Nhiều nhà đầu tư vẫn tin rằng mua đất ở Nhơn Trạch, Đồng Nai sẽ lãi đậm trong vài năm tới
Giá nhà ở mặt đường cũng tăng theo cấp số nhân khiến chính người dân nơi đây cũng phải giật mình.

“Tôi chưa bao giờ thấy khu vực này lại sốt đất như hai năm gần đây. Căn nhà kế nhà tôi trước đây giá chỉ có 600 triệu, mới 3 năm mà giờ lên 2,5 tỷ rồi. Nếu biết trước ngày xưa tôi đã kịp mua thì giờ lãi đậm”, một người dân sống tại xã Đại Phước cho biết.



Chị Nguyễn Thị T., nhân viên làm việc tại công ty địa ốc Kh, thuộc xã Phú Đông cho biết: “Khách mua đất nông nghiệp diện tích lớn hoặc đất nền chủ yếu là đầu cơ, rất ít người mua để ở. Có nhiều khách mua đất sau 1-2 tuần bán lại với giá tăng thêm 15-20%”.

Thực tế, tại huyện Nhơn Trạch hiện đang có rất nhiều khu dân cư đã hoàn thành hạ tầng nhiều năm nhưng vẫn vắng vẻ, không có người sinh sống. Lý do là vì chỉ mua để đầu tư, lướt sóng mà không xác định ở lâu dài nên tại nhiều nơi, các khu nhà xây thô và đất nền dù đã được bán qua tay nhiều chủ vẫn là những khu đất bỏ hoang. Dù vậy, giá vẫn được đẩy lên cao bởi cả nhà đầu tư cũ và mới đều chấp thuận với mức chênh lệch sang tay cao ngất ngưởng.




 Các phòng công chứng ở huyện Nhơn Trạch nhộn nhịp người đến giao dịch dịp cuối năm
Cuối năm, người người vác bao tải tiền lao vào cơn sốt đất - Ảnh 7.
Đất đai Nhơn Trạch tăng giá nhanh nhưng khá thưa dân sinh sống


Nói về việc giá đất tăng lên nhanh chóng trong 3 năm tại huyện Nhơn Trạch, một vị đại diện UBND xã Phú Đông cho biết, vào khoảng 2 năm trước, giá đất nơi đây bị tăng ảo và đã bị chính quyền địa phương siết lại một thời gian. Tuy nhiên, khi thị trường nổi lên thì nhà đầu tư vẫn liên tục tìm về săn đất để chờ cơ hội bán ra.

Theo vị này, việc giá tăng cao là do thỏa thuận giữa các cá nhân với nhau. Người đến trước mua giá thấp rồi tự nâng giá lên, người đến sau chấp nhận mua lại với mức giá đó cho nên nếu có rủi ro thì họ đã tự lường trước và chấp nhận.


Đất đai Nhơn Trạch tăng giá nhanh nhưng khá thưa dân sinh sống

Tham khảo dự án tại địa chỉ: The Matrix One MIK Group




Không chỉ săn đất nền, nhiều người còn săn cả đất nông nghiệp để dành chờ bán kiếm lời





Nhiều khu vực trước đây là rừng rậm thì giờ đây nhà đầu tư đã về xây nhà, làm đường chờ dân về ở
Trong khi đó, theo ông Dương Chí Hùng - Chủ tịch UBND xã Phú Đông, việc nhà đầu tư đổ tiền vào đất nông nghiệp theo cơn sốt đất có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đất nông nghiệp của xã trước đây sang nhượng chỉ khoảng 300-400 triệu đồng/sào, nhưng giờ giá đã tăng gấp 2, 3 lần. Thời gian qua, Đồng Nai tiến hành bồi thường đất theo từng dự án, mỗi dự án sẽ có giá bồi thường khác nhau. Nhưng đối với đất nông nghiệp giá bồi thường cao nhất cũng chỉ hơn 300 triệu đồng/sào.

Do đó, theo tính toán của nhà đầu tư là bỏ tiền từ trên 1 tỷ để đầu tư đất nông nghiệp và chờ đợi bán ra giá cao hơn là bài toán khá phiêu lưu. Vị này khuyến cáo nhà đầu tư khi mua đất ở khu vực đang sốt đất thì nên đến chính quyền địa phương để tìm hiểu kỹ về quy hoạch trước khi xuống tiền.

“Xã đã công khai quy hoạch đất đai trên địa bàn để mọi người rõ. Trước khi người dân mua đất nông nghiệp thì nên đến trụ sở UBND xã tìm hiểu để biết rõ quy hoạch và cân nhắc kỹ để tránh rủi ro” - ông Hùng khuyến cáo.

Xem thêm tại địa chỉ: Khu sinh thái Phùng Đan Phượng

                                                                                                           Theo CafeF

Tham vọng "bành trướng" trên thị trường BĐS của Bầu Hiển: 1 năm đi khắp 10 tỉnh muốn đầu tư 20 dự án lớn


Trong 1 năm trở lại đây, Tập đoàn T&T do ông Đỗ Quang Hiển (Bầu HIển) làm chủ tịch liên tục có động thái gom quỹ đất lớn tại nhiều tỉnh thành trên cả nước như Hòa Bình, Vũng Tàu, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội, An Giang....

 xem chi tiết dự án tại địa chỉ:  The Phoenix Garden Đan Phượng

Mới đây nhất, chiều 12/12/2019, UBND tỉnh An Giang đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án khu đô thị mới tại TP. Long Xuyên cho Tập đoàn T&T Group. Tổng giá trị vốn đăng ký đầu tư của 2 dự án này là khoảng 8.656 tỷ đồng.

Dự án thứ nhất là khu đô thị mới Bình Khánh có mức vốn đăng ký đầu tư 4.746 tỷ đồng, diện tích 132ha với tổng dân số dự kiến khoảng trên 31.000 người. Dự án bao gồm khu nhà ở cao cấp, tập trung phát triển hệ thống thương mại, tiện ích đô thị phục vụ phát triển mở rộng đô thị trung tâm thành phố Long Xuyên.

Dự án thứ hai là khu đô thị mới Vàm Cống, có tổng mức vốn đăng ký đầu tư 3.910 tỷ đồng, diện tích 128ha, với tổng dân số dự kiến khoảng trên 25.000 người. Dự án sẽ hình thành hạt nhân phát triển đô thị phía Nam Tp Long Xuyên, là khu đô thị mới với chức năng cấp vùng về dịch vụ hỗ trợ công nghiệp; tập trung phát triển hệ thống dịch vụ thương mại, tiện ích.

Theo kế hoạch, dự kiến cả 2 dự án đô thị mới này sẽ được khởi công xây dựng trong năm 2020.

Được biết, ngoài An Giang trong suối năm 2019 vừa qua Tập đoàn T&T đã đi khắp nhiều tỉnh thành trên cả nước như Thanh Hóa, Nghệ An, Hòa Bình, Thái Nguyên, Hưng Yên, Vũng Tàu, Quảng Ninh... gom quỹ đất lớn. Có một điều dễ nhận thấy, hầu hết các vùng đất mà Tập đoàn T&T của Bầu Hiển nhắm đến đều là những khu vực phù hợp với việc đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng.

Cụ thể, hồi tháng 6/2019, Tập đoàn T&T tỏ rõ mong muốn đầu tư 4 dự án bất động sản tại thành phố Vũng Tàu. Các dự án được đề xuất gồm: Dự án T&T water Gateway, diện tích 307ha tại phường 11, 12; Dự án Bến Đình-Núi Lớn, 110ha, tại phường 6, Thắng Nhì; và 02 cụm dự án khu đất trụ sở cơ quan với tổng diện tích 8,2ha.

Trong đó, dự án T&T water Gateway, sẽ đầu tư thành khu đô thị sinh thái, với đẳng cấp và bản sắc riêng khác biệt với lân cận; Khu dự án Bến Đình-Núi Lớn sẽ đầu tư thành khu du lịch biển, đô thị tầm vóc thế giới, các chức năng tiện ích độc lập, độc đáo.

Tháng 9/2019, tại Móng Cái - Quảng Ninh CTCP Tập đoàn T&T trình bày quy hoạch chi tiết xây dựng Khu trung tâm phường Hải Hòa và Khu liên hợp thể dục thể thao & công viên cây xanh tại phường Hải Hòa.

Tiếp đó, tháng 10/2019, lãnh đạo tỉnh Hòa Bình cũng đã đồng ý cho Tập đoàn T&T khảo sát lập quy hoạch và thực hiện các thủ tục đầu tư 7 dự án trên địa bàn tỉnh có tổng quy mô gần 2.700ha.

Theo đó, T&T sẽ triển khai khảo sát, lập quy hoạch 2 dự án gồm: quy hoạch chung thành phố Hòa Bình mở rộng, bao gồm thành phố Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn, nghiên cứu dự án đô thị, nông nghiệp diện tích 700ha; quy hoạch chung thị trấn Đà Bắc và vùng phụ cận quy mô 1.700ha.

Cùng với đó, T&T cũng nghiên cứu khảo sát lập quy hoạch và thực hiện đầu tư các dự án như:  khu đô thị mới Tân Hoà (phường Tân Hoà, quy mô khoảng 257ha); khu đô thị, thể thao Hoà Bình (phường Thịnh Lang, quy mô khoảng 15ha); khu nhà ở đô thị Thịnh Lang, kho 2 thuỷ điện Hoà Bình (phường Thịnh Lang, quy mô khoảng 1,1ha); khu nhà ở đô thị phường Đồng Tiến (quy mô khoảng 1,1 ha); khu đô thị dịch vụ hỗn hợp Phương Lâm (sân vận động Hoà Bình, quy mô khoảng 1,75ha).

Tại Thanh Hóa T&T cũng tỏ rõ mong muốn đầu tư dự án Resort nghìn tỷ. Cụ thể, tháng 11/2019, Tập đoàn T&T đã trình bày với UBND tỉnh Thanh Hóa về các quy hoạch liên quan đến các khu du lịch, khu đô thị mới và sắp xếp dân cư trên địa bàn tỉnh, gồm: Khu du lịch ven biển xã Quảng Nham và Quảng Thạch (H. Quảng Xương); phân khu khu vực Hàm Rồng – Núi Đọ thuộc vành đai xanh phía Tây TP. Thanh Hóa; Khu đô thị mới TP. Thanh Hóa; điều chỉnh, sắp xếp lại dân cư tại Khu Công nghiệp Bỉm Sơn.

Trong đó, phân khu tỷ lệ 1/2000 khu vực Hàm Rồng - Núi Đọ sẽ có tổng diện tích khoảng 4.037ha. Còn quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc TP. Thanh Hóa có tổng diện tích 320ha nằm ở khu vực ngã ba sông Mã và sông Tào Xuyên.

Cũng trong năm 2019, UBND tỉnh Nghệ An đã cấp giấy chứng nhận Dự án Tổ hợp thương mại, du lịch, đô thị Bến Thủy, thành phố Vinh và các dự án phát triển của Công ty CP Tập đoàn T&T

Trong tháng 8/2019, công ty TNHH Phát triển công nghệ và Đô thị T&T – một công ty thành viên của Tập đoàn T&T đã được UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt nhiệm vụ lập qui hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2000 khu nhà ở cao cấp Sen Hồ và khu nhà ở cao cấp Sen Hồ 2.

Trước đó, cuối năm 2018 UBND tỉnh Thái Nguyên và Tập đoàn T&T Group đã ký biên bản ghi nhớ về đầu tư 5 dự án trên địa bàn tỉnh, trong đó có 2 dự án hạ tầng nổi bật là Dự án cải tạo, nâng cấp Đường tỉnh 266, đoạn từ ngã tư Khu công nghiệp Sông Công đến ngã tư giao cắt với Quốc lộ 37; Dự án Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao, đô thị sinh thái Đông Tam Đảo và tuyến đường kết nối với đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.

Ngoài bất động sản, năm 2019 Tập đoàn T&T cũng bày tỏ mong muốn đầu tư đường sắt đô thị Hà Nội theo hình thức BT (đổi đất lấy hạ tầng). Cụ thể, Tập đoàn T&T đang nghiên cứu lập báo cáo tiền khả thi trình UBND thành phố xem xét tuyến số 3 đoạn từ Trôi - Nhổn để báo cáo với UBND thành phố Hà Nội.

Ngoài ra, Tập đoàn T&T cũng đang hợp tác cùng Tập đoàn YCH - doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực logistics của Singapore để đầu tư phát triển Dự án Trung tâm Logistics và cảng cạn quốc tế 6 tỷ USD tại Vĩnh Phúc.

Có thể thấy, chỉ trong vòng gần 1 năm qua Tập đoàn T&T đã đi nhiều tỉnh trên cả nước với tham vọng đầu tư xây dựng hơn 20 dự án lớn nhỏ với quỹ đất lên tới hàng nghìn ha. Điều này cho thấy định hướng T&T đang chuẩn bị quỹ đất lớn.tấn công sâu vào lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là phân khúc nghỉ dưỡng.


Xem chi tiết dự án tại địa chỉ:  Biệt thự Vườn Cam Vinapol

                                                                                                            Theo CafeF

Đón thông tin lên quận, giá đất một số vùng ven trung tâm Hà Nội tăng, doanh nghiệp thoát hàng nghìn tỷ tồn kho



Một số huyện vùng ven trung tâm Hà Nội dự kiến lên quận, đặc biệt là Hoài Đức có chủ trong lên quận vào 2020 đã tạo đà cho thị trường nhà đất nơi đây có giao dịch sôi động hơn trước, giá BĐS tăng đáng kể.

Xem chi tiết dự án tại địa chỉ: Bán biệt thự Vườn Cam

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt đề án đầu tư xây dựng 4 huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng thành quận đến năm 2025. Riêng Hoài Đức sẽ lên quận vào năm 2020. Thông tin lên quận đã khiến giá trị của bất động sản phía Tây "rục rịch" tăng.

Thông tin lên quận của huyện Hoài Đức vào năm 2020 đã khiến bất động sản tăng giá và doanh nghiệp có quỹ dự án tại đây hưởng lợi, bên cạnh đó, bảng giá đất mới của Hà Nội sắp được ban hành cũng là lý do đẩy giá nhà đất khu vực này ăn theo.

Khảo sát từ các website mua bán nhà đất cũng như dân môi giới cho biết, 3 tháng trở lại đây, nhà đất thổ cư tại Hoài Đức đã nhận được sự quan tâm lớn. Đất mặt tiền quốc lộ thị trấn Trạm Trôi được chào giá 120-130 triệu đồng/m2, trong khi cùng kì năm ngoái giá chào bán là 80-90 triệu đồng/m2.

Đại diện Công ty cổ phần Phát triển và Đô thị Từ Liêm (Lideco) cho biết, Công ty dự kiến sang năm 2020 mới bán được lượng hàng lớn của Dự án Khu đô thị Bắc 32. Tuy nhiên, thị trường khởi sắc ngoài dự kiến, từ đầu năm đến nay khách hàng thường xuyên chủ động liên hệ với bộ phận bán hàng của Công ty để tìm hiểu và mua sản phẩm tại đây. Từ mức giá 22 triệu đồng/m2 vào đầu năm 2019, đến nay giá đất giao dịch tại đây đã tăng lên 30 triệu đồng/m2.

Sống ở khu đô thị Lideco đã lâu, chị Thu Hà - chủ căn biệt thự 250m2 ở dự án này, cho biết, trước đây, không dễ để bán được nhà đất ở khu đô thị này nhưng từ mấy tháng nay bắt đầu có nhiều môi giới hỏi chị có nhu cầu chuyển nhượng không, có khách sẵn sàng đặt cọc, mức giá thị trường hiện nay hơn 30 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, không phải cứ có thông tin lên quận là các dự án đắt khách. Một người dân khu đô thị Bắc 32 cho biết, ông đã sở hữu 2 căn biệt thự ở đây gần 10 năm nay nhưng hiện ông vẫn sinh sống ở Hoàng Quốc Việt, dù nhà không rộng nhưng tiện sinh hoạt. Bởi thế, tiện ích và môi trường sống ở khu đô thị mới là quan trọng.

Gần đây, khu đô thị này bắt đầu có nhiều người chuyển đến ở, môi trường sống của cư dân được chủ đầu tư thực hiện tốt thời gian qua. Tháng 5/2019, chủ đầu tư đã tổ chức hội nghị cư dân để lắng nghe ý kiến cộng đồng, sau đó cũng đã tiến hành triển khai tuyến đường nội bộ toàn khu, đài phun nước, quảng trường, bãi đỗ xe từng khu, khuôn viên cây xanh, khu vui chơi, tập thể thao, bể bơi bốn mùa, … Ngoài ra, công ty cũng đang gấp rút hoàn thiện thủ tục đầu tư các khu công cộng, thương mại, dịch vụ đầy đủ theo quy hoạch được phê duyệt. Vì thế, nay vị cư dân này cũng đang xem xét việc hoàn thiện căn nhà để tính chuyện dọn về ở.

Không chỉ ở Hoài Đức, nhiều khu vực khác cũng đang hình thành một mặt bằng giá đất mới khi có thông tin những huyện này được định hướng xây dựng lên quận. Đơn cử như tại Đông Anh, một số khu vực giá đất đã lên tới hơn 100 triệu đồng/m2, một số khu vực thôn xã có giá trung bình 30-40 triệu đồng/m2, cao hơn nhiều so với trước đây; Hay ở Gia Lâm, nhiều khu vực có mặt bằng giá tăng gấp 2 lần năm ngoái, đạt ngưỡng 40-50 triệu đồng/m2; Tại Đan Phương mức tăng thấp hơn những nơi khác những cũng đang rục rịch tăng giá, dao động khoảng 10-25 triệu đồng/m2 đối với đất thổ cư trong các khu làng xã,...

Sự sôi động của nhà đất vùng ven khiến các doanh nghiệp địa ốc cũng đang dễ dàng triển khai các dự án, đẩy mạnh bán hàng tồn. Chẳng hạn ở Khu đô thị Bắc 32 có tổng số 648 căn biệt thự, nhà vườn và 136 căn liền kề. Chủ đầu tư khu đô thị này cũng đang đầu tư nhiều tiện ích cho khu đô thị như clubhouse, nhà hàng, trung tâm thương mại, hồ nước,... với quy mô 39 ha, do đó đã thu hút được cư dân đến ở.

Theo chia sẻ của lãnh đạo doanh nghiệp, kể từ khi có thông tin lên quận, cùng với việc công ty gia tăng đầu tư các tiện ích sống cao cấp cho cư dân, quản lý vận hành chuyên nghiệp và thắt chặt an ninh...đã tạo nên giá trị gia tăng cho BĐS. Chính vì thế, hoạt động giao dịch mua bán cũng sôi động hơn, công ty bán được hàng tồn kho, hiện chỉ còn khoảng 130 căn biệt thự, liền kề chuẩn bị bán nốt. Số lượng sản phẩm bán trong gần 1 năm qua đã vượt qua kế hoạch của Công ty.

Với việc thuận lợi của thị trường, đại diện của Lideco cho rằng nhiều khả năng kế hoạch hoàn tất bán hàng Khu đô thị Lideco mà chủ đầu tư đặt ra là cuối 2020, đầu 2021 sẽ về đích sớm hơn 1 năm. Đây cũng là nguồn thu trọng điểm của công ty trong năm qua, sau 9 tháng, doanh thu thuần Công ty đạt 598,5 tỷ - tăng gấp đôi; lãi sau thuế 143,5 tỷ - tăng gấp 3,6 lần so với cùng kỳ.

Theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Hà Nội, phân tích thông tin 4 huyện lên quận là tin mừng cho thị trường BĐS. Tuy nhiên, việc xây dựng của các huyện lên quận đòi hỏi một quá trình lâu dài, mất vài năm, là con đường dài. Vì thế, sẽ phải mất vài năm để thị trường bất động sản phản ánh rõ rệt sự thay đổi, khác biệt lên giá bất động sản.

Và theo bà Hằng chắc chắn giá BĐS ở những khu vực này sẽ tăng nhưng là một quá trình tăng bền vững. Mức lợi nhuận trung bình hàng năm có thể không quá lớn, nhưng nếu mức này cao hơn hẳn lãi suất ngân hàng để phản ánh mức rủi ro cao hơn của hoạt động đầu tư bất động sản tại các huyện này thì đây vẫn có thể là một khoản đầu tư hợp lý.

Thông tin chi tiết tại địa chỉ: Biệt thự Nam 32

Đâu là điều tiên quyết khi chọn mua bất động sản cao cấp?



Với cuộc sống hiện đại, vị trí trung tâm hay đường lớn không hẳn đã là ưu tiên hàng đầu khi chọn nhà ở. Những dự án đẳng cấp với không gian sống thiên nhiên, tiện ích mới là những lựa chọn hàng đầu.

"Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ" là câu cửa miệng của rất nhiều người khi đánh giá về một dự án bất động sản. Câu nói phần nào thể hiện quan điểm của người xưa về việc đánh giá một dự án thường dựa chủ yếu vào vị trí.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia bất động sản, việc đánh giá một dự án chỉ dựa vào vị trí có gần trung tâm hay không hiện đã lỗi thời. Người mua nhà, đặc biệt là giới nhà giàu, đang ngày càng có xu hướng tìm những dự án tại các đô thị vệ tinh, tận hưởng không gian sống gần thiên nhiên, trong lành, trong khi các tiện ích vẫn đầy đủ, đồng bộ.

Với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, sự gia tăng dân số, những trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM đang ngày càng chịu nhiều áp lực, quá tải hạ tầng. Từ đó dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, khói bụi, tiếng ồn, thiếu đi không gian sống, cảnh quan thiên nhiên, tiện ích bị quá tải… Như vậy, hiện tại, chưa hẳn sống ở ngay tại trung tâm thành phố đã được tận hưởng cuộc sống tốt nhất.

Một ví dụ đơn giản, nhiều gia đình sống ở trung tâm thành phố dù có điều kiện nhưng vẫn không thể mua xe ôtô bởi thiếu chỗ đỗ, hạ tầng chưa cho phép. Việc tìm một chỗ đỗ "khó như lên trời" cản trở họ tận hưởng một cuộc sống thịnh vượng, cân bằng.

Theo một số chuyên gia bất động sản, hiện tại, hệ thống hạ tầng đường xá ngày càng hoàn thiện, thông thoáng, việc di chuyển từ trung tâm thành phố đi các khu vực khác được rút ngắn thời gian đi rất nhiều. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng, việc sử dụng ôtô làm phương tiện di chuyển khiến những khoảng cách cũng được "rút ngắn" lại.

Quan điểm mua nhà không cần gần trung tâm mà quan trọng là chất lượng cuộc sống đã khiến cho giá bất động sản của các đô thị vệ tinh có nhiều không gian xanh tăng lên nhanh chóng.

Điển hình là khu đô thị Ecopark phía Đông Nam Hà Nội. Cách đây vài năm, giá biệt thự hay liền kề tại đây chỉ khoảng 18-20 triệu/m2 thì nay đã lên tầm 55-60 triệu. Là khu đô thị nhiều cây xanh nhất miền bắc, cư dân sinh sống tại Ecopark được tận hưởng một không gian sống hoàn toàn khác biệt, rộng rãi, với không khí trong lành, thoáng đãng. Mật độ xây dựng thấp, cuộc sống thanh bình khiến cư dân tránh được những ồn ào, náo nhiệt, bụi bặm của trung tâm thành phố.

Ecopark sở hữu hệ thống tiện ích nội khu rất đẳng cấp với sân golf, trường quốc tế…

Tham khảo thông tin chi tiết dự án tại địa chỉ: Khu đô thị sinh thái Đan Phượng

Không những vậy, ở Ecopark, cư dân còn được cung cấp đồng bộ đầy đủ tiện ích đẳng cấp như phố ẩm thực, nhà hàng, trường học quốc tế, bệnh viện, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, sân golf, trung tâm hội nghị - triển lãm… Những tiện ích này khiến cư dân cảm thấy Ecopark như một khu đô thị vệ tinh thu nhỏ. Việc di chuyển vào trung tâm thành phố cũng dễ dàng hơn rất nhiều với những tuyến xe bus được vận hành bởi chủ đầu tư.

Nắm bắt được hấp lực của thị trường, chủ đầu tư Ecopark vừa mở bán giới hạn sản phẩm đẳng cấp nhất của khu đô thị: biệt thự đảo Ecopark Grand – The Island. Lấy cảm hứng từ thiên đường Đảo Cọ kỳ vỹ tại Dubai, 100% các căn biệt thự đảo Ecopark đều có mặt thoáng tiếp xúc trực tiếp với mặt nước. Đây có thể được coi là một trong những điểm hấp dẫn mà khó có thể tìm thấy ở một dự án biệt thự đảo nào khác ngoài Ecopark.


Biệt thự đảo Ecopark Grand – The Island sản phẩm đang được săn lùng nhiều nhất hiện nay tại Ecopark



Với không gian sống hấp dẫn, hiếm có đúng tiêu chí sống xanh, đề cao chất lượng cuộc sống, biệt thự đảo thích hợp với cả nhu cầu để ở và đầu tư phát phát triển loại hình homestay, du lịch nghỉ dưỡng, giống như một resort ven đô. Điều đó lý giải vì sao toàn bộ quỹ căn giới hạn của Ecopark Grand – The Island dành cho buổi mở bán cuối tháng 11 vừa qua đã được bán hết ngay tại sự kiện.


Cập nhật các căn biệt thự đang bán tại địa chỉ: Bán biệt thự Vườn Cam



                                                                                                                      Theo CafeF

Siết tín dụng, dòng vốn nào sẽ đổ vào thị trường BĐS năm 2020?


Xem chi tiết dự án tại địa chỉ:  Biệt thự Vườn Cam Hoài Đức

Sức hút của thị trường bất động sản Việt Nam được giải thích bởi một số yếu tố chính như giá bán hấp dẫn, tiềm năng lợi nhuận cao, sản phẩm chất lượng do có sự tham gia của các nhà phát triển uy tín và Luật Nhà ở được nới lỏng tạo điều kiện cho người nước ngoài mua nhà.

Đây chính là các yêu tố đảm bảo cho dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đổ mạnh vào BĐS trong năm tới. Theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, thị trường bất động sản không thể lúc nào cũng tốt. Đối với những thị trường có tính đầu tư cao như thị trường bất động sản Việt Nam thì việc nền kinh tế vĩ mô có ổn định hay không là rất quan trọng. 

Nhìn vào tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam, trong 3 năm gần nhất đều có sự phát triển ổn định trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều vấn đề. Điều này cũng tạo nên sự hấp dẫn với thế giới. Từ đó có thể thấy những triển vọng lớn cho thị trường trong năm 2020, niềm tin nhà đầu tư vẫn không bị suy giảm.

Tại Diễn đàn BĐS thường niên năm 2019 diễn ra mới đây tại Hà Nội, PGS. TS. Trần Kim Chung chia sẻ hiện có 9 nguồn vốn cơ bản dịch chuyển vào thị trường bất động sản. Vốn FDI dịch chuyển vào Việt Nam đang tăng, số liệu 18 tháng gần nhất cho thấy gia tăng rõ rệt.

Theo Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 11 tháng năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 31,8 tỉ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2018. Bên cạnh đó, vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 17,69 tỉ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Các nhà đầu tư ngoại tiếp tục rót vốn vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 21,56 tỉ USD. Đứng thứ hai là lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư 3,31 tỉ USD, chiếm 10,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Nếu so với 11 tháng của năm 2018, vốn FDI vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản đạt 6,5 tỉ USD thì năm nay vốn ngoại đã giảm gần 50%.

Vốn ngân hàng thương mại (NHTM) đã được cải thiện nhưng có xu hướng siết chặt vào cuối năm; 119 nghìn tỷ vốn trái phiếu, trong đó các ngành được 90%, đây là luồng tiền quan trọng của thị trường bất động sản. Trong năm 2019, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất cao nhất.

Một số dòng vốn khác như: Nguồn đầu tư gián tiếp; Nguồn kiểu hối. Sau năm 2016 có suy giảm, nhưng đến 3 năm gần đây đạt 16 tỷ đồng vào 2019; Nguồn đầu tư tư nhân vào hạ tầng bắt đầu trỗi dây, chứng tỏ kinh tế tư nhân làm được những việc mà cách đây 20 năm chỉ là viễn cảnh. Mở rộng từ bất động sản thì rất nhiều doanh nghiệp tham gia đấu thầu công trình BT là một điều tích cực; Nguồn phái sinh; Kênh chứng khoán; Đầu tư công.

Cho nên, theo vị chuyên gia này, xem xét nguồn vốn đầu tư vào thị trường 2019, thì sẽ thấy tình hình 2020 sẽ không có nhiều biến động đặc biệt với nguồn vốn đầu tư. Vận hành vào từng thị trường ngách khác nhau sẽ khác nhau, nhưng vẫn phải quan tâm đến luồng tiền vì đây là động lực phát triển của thị trường. "Năm 2020 nếu có điều gì cực đoan xảy ra thì đến trên 50% thị trường bất động sản 2020 sẽ theo hướng tịnh tiến ngoại suy, đi lên một chút theo hướng bình ổn", PGS. TS. Chung nhận định.

Ông Yoshinori Nakata, Giám đốc Công ty Global Link Cooperative (Nhật Bản) đánh giá, thị trường bất động sản Việt Nam hấp dẫn nhất Đông Nam Á. Từ 10 năm trước, ông đã bắt đầu hợp tác kinh doanh tại Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang rất phát triển với nhiều tòa nhà cao tầng được xây dựng. Lĩnh vực bất động sản ngày càng phát triển để trở thành kênh đầu tư số một.

Một số ý kiến khác cũng nhận định rằng ngay khi các NHTM siết chặt cho vay đầu tư và mua BĐS, cộng với việc Nhà nước đang xem xét lại một số yếu tố mang tính rủi ro của việc phát hành trái phiếu nên thị trường vẫn còn "dựa" nhiều vào dòng vốn FDI và M&A. Cùng với việc trở thành quốc gia đông dân thứ 15 thế giới, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đồng thời là quốc gia có sự gia tăng nhu cầu về nhà ở tại các khu đô thị hàng đầu trong khu vực.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, cho rằng quá trình đô thị hóa tại Việt Nam diễn ra với tốc độ cao, dân số đô thị sẽ tăng nhanh, nhất là tại các đô thị lớn; thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng… dẫn tới hàng năm, Việt Nam phải xây mới khoảng 100 triệu mét vuông nhà ở, trong đó khoảng 70% nhà ở để đáp ứng nhu cầu của dân cư đô thị.

Mặt khác, nhu cầu về văn phòng, căn hộ cho thuê, khách sạn và công trình thương mại đang tăng nhanh, nhất là nhu cầu thuê căn hộ, khách sạn phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế tại các đô thị lớn cũng như các khu du lịch trên địa bàn cả nước. Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục thể hiện sự quan tâm và những cam kết đối với thị trường bất động sản Việt Nam, qua đó cho thấy những tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thị trường.

Song song đó, ông Lê Tuấn Bình, Quản lý cấp cao, Phòng Tư vấn đầu tư Savills Hà Nội cho rằng, hiện các nhà đầu tư ngoại đang đặc biệt quan tâm đến bất động sản nghỉ dưỡng, khách sạn, căn hộ dịch vụ, văn phòng, bán lẻ. Đây là các phân khúc có lợi nhuận cao và an toàn trong đầu tư.

"Việt Nam là thị trường mới nổi, có thể so sánh với các thị trường như Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc). Do có lợi nhuận cao nên nhiều nhà đầu tư đang rất tích cực tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam. M&A bất động sản thời gian tới sẽ bùng nổ", ông Bình nhận xét.

Xem đường đi đến dự án tại địa chỉ : Địa chỉ và Đường đến The Phoenix Garden


                                                                                   Theo CafeF

ABOUT

Nhà Ở (NhaO.Edu.Vn) là blog chia sẻ thông tin bất động sản: bất động sản khu đô thị, Quy hoạch, Tiêu điểm thị trường, Phân tích chuyên sâu thị trường khu vực phía tây Hà Nội: Hà Đông, Hoài Đức, Đan Phượng,....dọc trục Tây Thăng Long, Quốc lộ 32, Vành đai 3.5, đại lộ Thăng Long (TP.Hà Nội)....

.
21 Lê Văn Lương- Nhân Chính- Thanh Xuân-Hà Nội
Hotline: 0909 61 3696
TẢI MẶT BẰNG - BẢNG GIÁ - CHÍNH SÁCH

Quý danh của Quý khách (*)

Địa chỉ Email (*)

Số điện thoại(*):

Loại quan tâm: