DANH MỤC

Tìm hiểu - KT3 là gì? Thủ tục đăng kí KT3

KT3 là sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú.

Theo Văn bản hợp nhất 03/2013/VBHN-VPQH và Thông tư 35/2014/TT-BCA, đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.


Hiểu sai về sổ KT3 có thể khiến bạn tốn thời gian trong việc xin cấp loại số này


Quy trình và thủ tục làm hộ khẩu KT3

Quy trình cấp hộ khẩu KT3

1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.

2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

KT3 là gì

Để được cấp sổ KT3, bạn cần đến Công Anh phường, xã của địa phương mà bạn đang sinh sống.

3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

4. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an. Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là hai mươi bốn tháng. Trong thời hạn ba mươi ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú, công dân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn.Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.

5. Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú.

Hồ sơ làm hộ khẩu KT3 gồm những gì?

Người đăng ký tạm trú xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hiện tại là do thuê, mượn hoặc ở nhờ thì phải có sự đồng ý của người cho thuê, cho mượn bằng văn bản.
Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ trên phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.
Trường hợp đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc và lao động, học tập từ 6 tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì sổ tạm trú mất giá trị và tên người đó bị xóa trong sổ đăng ký tạm trú.

Phân biệt KT1, KT2, KT3, KT4

Hiện nay việc phân biệt KT1, KT2, KT3, KT4 vẫn còn khá mơ hồ, khiến nhiều người hoang mang. Mỗi loại sổ hộ khẩu sẽ phù hợp với 1 loại đối tượng khác nhau, cụ thể:

– KT1: Sổ hộ khẩu thường trú của công dân. Dành cho những đối tượng sinh ra và lớn lên tại các thành phố trực thuộc Trung Ương, lấy vợ/ chồng hoặc đủ thời hạn sinh sống để có thể được cấp loại sổ này.

– KT2: Sổ tạm trú dài hạn dành cho những người có hộ khẩu thường trú trong phạm vi tỉnh, huyện trực thuộc Trung ương như huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh, huyện Cần Giờ,…

– KT3: Sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú.

– KT4: Sổ tạm trú ngắn hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú.

Ví dụ: Bạn sinh ra và lớn lên tại Long An. Tên của bạn cũng có mặt tại Long An. Nhưng hiện nay bạn đang sinh sống và làm việc dài hạn tại thành phố Hồ Chí Minh thì sổ hộ khẩu trên thành phố của bạn được gọi là KT3.

So với KT4, KT3 có thời hạn cư trú lâu hơn. Bên cạnh đó, trong thời hạn 24 tháng cư trú, bạn được hưởng các quyền lợi như dân địa phương như đăng ký nhập học cho con cái từ THPT trở xuống, đăng ký bằng lái xe, đủ điều kiện mua nhà trên thành phố,…


Sổ KT3 có thời hạn không?

Khi nhắc đến khái niệm ‘KT3 là gì?’, nhiều định nghĩa giải thích khiến cho nhiều độc giả nghĩ sổ hộ khẩu KT3 là vô thời hạn. Tuy nhiên, thực tế sổ KT3 chỉ có hiệu lực trong 24 tháng. Sau thời hạn này, nếu bạn vẫn còn tiếp tục ở nơi cư trú thì cần mang sổ KT3 đến Công An phường xin gia hạn.

KT3 là một loại sổ hộ khẩu cần thiết đối với những người ở tỉnh khác đến sinh sống và học tập, làm việc tại các thành phố thuộc Trung Ương. Bạn nên tìm hiểu kĩ định nghĩa ‘KT3 là gì?’ cũng như về các bước thuộc quy trình cấp sổ để tránh việc tốn thời gian điều chỉnh không cần thiết.

Hải Phát Land bắt tay Kosy Group: Chuyên nghiệp hóa kênh phân phối sản phẩm bất động sản vùng ven


Vừa qua vào ngày 17/10/2017 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Bất động sản Hải Phát (Hải Phát Land) và Tập đoàn Kosy đồng thời chính thức công bố Công ty Cổ phần Bất động sản HGI (HGI Land) – đơn vị thành viên của Hải Phát Land là đơn vị phân phối độc quyền sản phẩm của dự án Khu dân cư đô thị Cầu Gồ (Bắc Giang) - do Tập đoàn Kosy làm chủ đầu tư.


Bắc Giang - vùng đất tiềm năng cho sản phẩm bất động sản đô thị

Việc đầu tư phát triển các dự án tại vùng ven đang được nhiều chủ đầu tư lớn quan tâm và được đánh giá là một trong những xu hướng phát triển bất động sản hiện nay, trong đó có Tập đoàn Kosy.

Đối với Bắc Giang, một địa phương có nhiều tiềm năng phát triển bất động sản khi sở hữu vị trí địa lý là điểm chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, có vị trí quan trọng về kinh tế, quốc phòng và nằm liền kề với các khu vực đô thị lớn, các tỉnh phát triển của vùng như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn với hệ thống giao thông thuận lợi, quỹ đất lớn.

Song, dù có nhiều thuận lợi để phát triển về kinh tế, nhưng tỷ lệ dân đô thị của Bắc Giang còn thấp, chưa đến 20% so với bình quân cả nước là 35%. Bên cạnh đó, nguồn cung về khu đô thị của Bắc Giang còn khan hiếm, chưa đủ đáp ứng nhu cầu của người dân, nên định hướng phát triển của tỉnh Bắc Giang chính là ưu tiên tăng tỷ lệ đô thị hóa.

Đây cũng là một trong những lý do chính các chủ đầu tư uy tín lựa chọn Bắc Giang để phát triển khu đô thị. Được biết Tập đoàn Kosy đã triển khai 2 dự án bất động sản tại Bắc Giang, trong đó là nhà đầu tư tiên phong tại thị trường huyện Yên Thế, phát triển dự án Khu dân cư đô thị Cầu Gồ, vốn là thị trường ngách nhưng lại đảm bảo tính thanh khoản cao và sản phẩm được đa số khách hàng chờ đón bởi sức hút đến từ sự khan hiếm về nguồn cung.

Dự án được quy hoạch khoa học, hiện đại với nền tảng hạ tầng đô thị đồng bộ, mật độ xây dựng thấp kết hợp các công trình tiện ích công cộng, cảnh quan và cây xanh được phân bố hài hòa về tổng thể sẽ đem đến cuộc sống lý tưởng cho các cư dân tương lai. Hiện tại, dự án đã giải phóng xong mặt bằng và hoàn thiện cơ bản hạ tầng giai đoạn I, tiếp tục đẩy mạnh triển khai giai đoạn tiếp theo.

Tuy thị trường hấp dẫn, song, tâm lý của khách hàng đối với các dự án bất động sản tại các tỉnh cũng có nhiều đặc thù, nên một dự án được quy hoạch tốt, sản phẩm chất lượng, thì cần được phân phối một cách chuyên nghiệp bởi những đơn vị phân phối chuyên nghiệp.

Cái bắt tay chuyên nghiệp hóa phân phối sản phẩm bất động sản tỉnh

Thành lập năm 2008, Tập đoàn Kosy là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực: bất động sản, xây dựng, thủy điện, luật trong đó bất động sản được xác định là lĩnh vực mũi nhọn. Hàng loạt các dự án khu đô thị lớn tại các tỉnh, thành phía Bắc như Lào Cai, Thái Nguyên, Sông Công, Bắc Giang,… sắp tới là Hà Nội, Sapa, Ninh Bình, Phú Thọ, Vinh, Hà Nam,… đã và đang được Tập đoàn Kosy đầu tư phát triển thành công, dần khẳng định năng lực, kinh nghiệm và vị thế của một trong những đơn vị đầu tư bất động sản chuyên nghiệp tại thị trường các tỉnh.

Hải Phát Land là đơn vị phân phối chính thức dự án Khu dân cư đô thị Cầu Gồ (Bắc Giang).

Được biết đến là một trong những doanh nghiệp có tên tuổi trên thị trường bất động sản Hà Nội, Hải Phát Land đã tham gia đầu tư và phân phối thành công nhiều sản phẩm bất động sản lớn tại khu vực Hà Nội như Khu đô thị mới Văn Phú, Tổ hợp thương mại dịch vụ và căn hộ cao cấp The Pride, Nhà phố thương mại Shophouse 24h, Dự án nhà ở xã hội The Vesta, Dự án khu căn hộ cao cấp Gold Season, Dự án tổ hợp căn hộ cao cấp Ecolake View, dự án Nam 32, biệt thự The Phoenix Garden…

Song thực tế với tiềm năng của thị trường vùng ven, Hải Phát Land định hướng mở rộng thị trường, xúc tiến hợp tác với các chủ đầu tư uy tín để chinh phục khách hàng tại các tỉnh, thành trong cả nước. Thỏa thuận hợp tác chiến lược về phân phối các dự án bất động sản do Tập đoàn Kosy làm chủ đầu tư đã được thống nhất ký kết, bước đầu là triển khai dự án khu dân cư đô thị Cầu Gồ tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Do đó, với định hướng phát triển dài hạn, “cái bắt tay” chiến lược giữa Kosy Group - Hải Phát Land cho thấy mục tiêu rõ ràng theo hướng chuyên nghiệp hóa kênh phân phối sản phẩm bất động sản của cả hai bên.

Đánh giá về sự hợp tác này, ông Nguyễn Việt Cường - Chủ tịch HĐQT/TGĐ Tập đoàn Kosy chia sẻ: “Đây là sự hợp tác chiến lược quan trọng trong định hướng phát triển dài hạn của Tập đoàn Kosy. Chúng tôi kỳ vọng, với sự đồng hành của những đối tác phân phối chuyên nghiệp như Hải Phát Land, Kosy sẽ tập trung toàn bộ nguồn lực để phát triển thêm nhiều dự án mới, kiến tạo những cộng đồng dân cư được quy hoạch tốt, mang đến cho khách hàng các sản phẩm đô thị thực sự chất lượng và đáng sống tại các tỉnh thành trên cả nước…”

Theo CafeF/ Trí thức trẻ

Hà Nội sắp mở rộng quốc lộ 32 đoạn qua đô thị vệ tinh Sơn Tây lên 4 làn xe

UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ xác định chỉ giới đường đỏ và thiết kế cắm mốc giới tuyến quốc lộ 32, đoạn qua đô thị vệ tinh Sơn Tây, tỷ lệ 1/500.

Một nửa đoạn tuyến quốc lộ 32 qua các thị trấn Lai Xá, Trạm Trôi, Phùng và Phúc Thọ đã được mở rộng 4 - 6 làn xe. Ảnh: Zing
Theo quyết định, vị trí, ranh giới, quy mô nghiên cứu tuyến quốc lộ 32 hiện trạng chia làm hai đoạn: Đoạn 1, từ ranh giới giữa thị xã Sơn Tây và huyện Phúc Thọ đến đường nút giao với đường Vành đai 5, dài khoảng 5,5km; đoạn 2, từ nút giao với đường Vành đai 5 đến hết ranh giới xã Cam Thượng, huyện Ba Vì dài khoảng 3,5km. Toàn bộ bề rộng mặt cắt ngang đường theo quy hoạch và tối thiểu khoảng 50m bề rộng mỗi bên tính từ chỉ giới đường đỏ tuyến đường.

Theo UBND TP Hà Nội, đây là trục quốc lộ hướng tâm, đoạn qua phạm vi đô thị vệ tinh Sơn Tây xác định cấp hạng là đường trục chính đô thị; kết nối giao thông thị xã Sơn Tây với trung tâm thành phố và đi các tỉnh phía Tây Bắc.

>>> 2.55 tỷ sở hữu nhà liền kề 72m2, 4 tầng trong khu đô thị cao cấp trên đường QL32

Thời gian lập quy hoạch xác định chỉ giới đường đỏ trong vòng 6 tháng kể từ khi nhiệm vụ được duyệt; thiết kế cắm mốc giới trong vòng 30 ngày sau khi chỉ giới đường đỏ tuyến đường được UBND thành phố phê duyệt.

UBND TP Hà Nội giao Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội có trách nhiệm lập hồ sơ chỉ giới đường đỏ, tổ chức lựa chọn đơn vị thiết kế có tư cách pháp nhân, chức năng phù hợp theo quy định để lập hồ sơ thiết kế cắm mốc giới tuyến đường theo đúng nhiệm vụ được UBND thành phố phê duyệt. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với địa phương, sở, ngành, cơ quan liên quan thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố về quy hoạch xây dựng. Lập dự toán kinh phí thực hiện công tác xác định chỉ giới và thiết kế cắm mốc tuyến đường trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định hiện hành.

Các sở, ngành, UBND thị xã Sơn Tây và UBND huyện Ba Vì có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu liên quan để Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội làm cơ sở nghiên cứu, xác định chỉ giới đường đỏ tuyến đường đảm bảo khớp nối thống nhất với quy hoạch, dự án đầu tư có liên quan trong phạm vi nghiên cứu...

Dự án mở rộng quốc lộ 32 dài 27km được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt năm 2003. Tuy nhiên, mãi đến giữa năm 2013, một nửa đoạn tuyến qua các thị trấn Lai Xá, Trạm Trôi, Phùng và Phúc Thọ mới được mở rộng 4 - 6 làn xe. Còn lại 14km mới có hai làn xe, khó đáp ứng nhu cầu đi lại từ Hà Nội qua Sơn Tây lên Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ nên tháng 2/2014, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản yêu cầu UBND TP Hà Nội mở rộng quốc lộ 32 đoạn từ Nhổn đến thị xã Sơn Tây lên quy mô 4 làn xe.

KIỀU CHÂU - BizLive.vn

Thành cổ Bắc Ninh, một trong bốn tòa thành đẹp nhất Bắc Kỳ

Thành cổ Bắc Ninh, công trình kiến trúc nghệ thuật quân sự tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh, được xây dựng từ năm 1805 thời Vua Gia Long, triều Nguyễn, trên địa phận các làng Ðỗ Xá, huyện Võ Giàng (nay thuộc phường Ninh Xá); làng Hòa Ðình, huyện Tiên Du (nay thuộc phường Võ Cường) và làng Yên Xá, huyện Yên Phong (nay thuộc phường Vệ An), các địa danh trên nay đều thuộc thành phố Bắc Ninh.

Gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa của cư dân nơi đây, Thành Bắc Ninh từng đi vào câu ca Quan họ với niềm tự hào “Trong sáu tỉnh người đà chưa tỏ, ngoại năm thành chỉ có Bắc Ninh“.





Thành trấn Kinh Bắc trước kia được đắp ở Đáp Cầu, thuộc huyện Võ Giàng,  Tháng 2 năm Giáp Tý (1804), vua Gia Long cho dời đến xã Lỗi Đình thuộc huyện Tiên Du.

Tài liệu “Bắc Ninh tỉnh Dư địa chí” (Tư liệu Viện Hán Nôm A.590) chép về thành Bắc Ninh vào năm Gia Long thứ 14 (tức năm 1815) như sau: “Thành xây năm Ất Sửu, chu vi 1 ngàn 77 tầm, 3 thước. Ngoài thành có hào nước vây quanh, có 3 cửa: trước, sau, bên phải, mở ra năm Ất Sửu. Cửa thành trên vuông, dưới vuông, hai bên xây tường đất, gạch đá lẫn nhau. Trên xây các tòa nhà, đều lợp ngói. Cửa bên trái xây vào khoảng năm Giáp Tuất. Cửa ấy trên vuông, dưới vuông, hai bên vách đứng và trên mảnh đất ấy xây đài (nhà dài) 3 gian, lợp bằng dạ”.

Lúc đầu, thành Bắc Ninh chỉ được đắp bằng đất, cho tới năm Minh Mạng thứ 6 (1825), thành được xây lại bằng đá ong và cuối cùng xây lại bằng gạch vào thời Thiệu Trị (1841).

Trước khi thực dân Pháp chiếm đóng, tỉnh lỵ của Bắc Ninh mới chỉ là một dãy phố trải dọc theo con đường trạm đá khoảng 1500 m, dân cư chủ yếu là hơn 1500 người Hoa trú ngụ, còn quan lại và chính quyền đóng trong thành. Năm 1884 thực dân Pháp chiếm đóng và cai quản Bắc Ninh, tám năm sau,  nhà thờ lớn của Tòa giám mục dòng Dominicain được xây dựng, kiến trúc đẹp và hoành tráng vẫn còn giữ đến ngày nay.

Theo GS, TS Đo Văn Ninh, tác giả cuốn sách “Thành cổ Việt Nam”, thành Bắc Ninh là thành cổ đầu tiên của Việt Nam được xây dựng theo đồ án hình lục giác (6 cạnh). Về kiến trúc, Thành Bắc Ninh là một trong bốn tòa thành đẹp nhất vùng Bắc Kỳ thời bấy giờ.  Theo hệ đo lường cổ Việt Nam, thì chu vi thành dài 532 trượng, 3 thước, 2 tấc. Tường gạch cao 9 thước. Xung quanh có hào rộng 4 trượng, sâu 5 thước. Thành có 4 cổng mỗi cổng đều có cầu đi qua hào. Nhiều năm qua, người và xe cộ ra vào thành cổ chỉ sử dụng cổng tiền ở phía đông, cổng hậu ở phía tây, tên hai cổng này cũng được đặt cho hai phố: phố Cổng Tiền thuộc phường Tiền An, phố Cổng Hậu thuộc phường Vệ An. Trong thành có sắp xếp các bộ phận gồm Doanh trấn thủ, Đaøi baùc voïng, kho thuoc súng, nhà Công đồng. Ở sáu góc thành đều có pháo đài nhô ra ngoài, theo kiểu dáng điển hình vô-băng (vauban). Đây là một thành lớn sau thành Hà Nội, chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của triều Nguyễn đối với tầm quan trọng mọi mặt của đất Bắc Ninh.

 Thời nhà Nguyễn, thành Bắc Ninh là trung tâm bộ máy cai quản hành chính hai tỉnh Bắc Ninh - Thái Nguyên. Thời thuộc Pháp, xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của tòa thành này, ngày 16-5-1925, toaøn quyeàn Đoâng Döông ña ký quyết định xếp hạng di tích thành Bắc Ninh là công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu.

Trong lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam, Thành Bắc Ninh từng là một vị trí quân sự đặc biệt quan trọng, nằm trong tuyến phòng thủ phía Bắc, bảo vệ Thủ đô, ngăn chặn các đạo quân xâm lược trước cửa ngõ Kinh thành Thăng Long. Đây cũng là một trung tâm chính trị, quân sự, là lỵ sở của trấn Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh). Thành cổ Bắc Ninh cũng là nơi ghi dấu những sự kiện gắn với quá trình phát triển của tỉnh và phong trào cách mạng của tỉnh Bắc Ninh do Đảng ta lãnh đạo.

Những ngày trước Cách mạng tháng Tám, chính quyền tay sai của phát xít Nhật ở Bắc Ninh hoang mang. Ban cán sự Đảng tỉnh Bắc Ninh, đứng đầu là đồng chí Trần Đình Nam, đã quyết định gấp rút tiến hành giành chính quyền ở tỉnh. Ngày 18-8-1945, lệnh khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh được ban hành. Theo kế hoạch, sáng ngày 20-8-1945 từ đình Long Khám 400 tự vệ  tiến về tỉnh lỵ Bắc Ninh. Tại Đáp Cầu, Thị Cầu, các làng, các xã xung quanh tỉnh lỵ, quần chúng tự vệ cũng xuống đường hòa vào dòng người từ đường số 16, 18, 38 và quốc lộ 1A. Đội ngũ quần chúng trùng trùng, điệp điệp, cờ đỏ sao vàng rợp trời tiến vào công sở ngụy quyền tay sai phát xít Nhật ở huyện lỵ Võ Giàng (1), trại bảo an binh, thành Bắc Ninh.

Một đơn vị khởi nghĩa do không nắm vững kế hoạch nên đã bao vây thành Bắc Ninh. Lực lượng tự vệ ném lựu đạn vào trong thành, nhưng vướng tường bật trở lại làm một vài người chết và bị thương. Chiều ngày 20-8-1945, đại diện quân Nhật đóng trong thành Bắc Ninh đã gặp chỉ huy quân khởi nghĩa xin giao thành cho ta. Đêm ngày 20-8-1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời được thành lập. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ Bắc Ninh đã nổ ra kịp thời bằng bạo lực quần chúng và đã thành công tốt đẹp.

Sau chiến công oanh liệt “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”, thực dân Pháp buộc phải ký hiệp định Giơnevơ, công nhận độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Ngày 27-7-1954, lệnh ngừng bắn có hiệu lực. Đúng 10 giờ ngày 8-8-1954, tên lính Pháp cuối cùng phải rút khỏi thị xã Bắc Ninh. Đoàn cán bộ của ta gồm 150 người cùng các đơn vị bộ đội Tiểu đoàn 434 (Trung đoàn 238), Tiểu đoàn 18 bộ đội chủ lực của tỉnh vào tiếp quản thị xã. Hàng vạn nhân dân thị xã và vùng lân cận, cùng với băng, cờ, khẩu hiệu, đứng chật hai bên đường vẫy chào bộ đội, cán bộ vào tiếp quản. Toàn tỉnh Bắc Ninh náo nhiệt như một ngày hội lớn. Đoàn người dồn về mỗi lúc một đông. Bộ đội, nhân dân diễu hành qua phố Tiền An, Ninh Xá tiến vào thành Bắc Ninh. Một rừng cờ, một biển hoa tràn ngập đường phố mừng quê hương hoàn toàn giải phóng.

 Do chiến tranh và  sự xâm lấn của con người trong nhiều năm qua đã làm cho di tích bị xuống cấp nghiêm trọng. Dấu tích còn lại của Thành cổ Bắc Ninh là ba cổng thành, một phần bờ thành và dãy hào sâu, hai khẩu súng thần công, trong đó nổi bật là cổng tiền với đài gác vọng, cột cờ cao gần 20 m.

Ngày 24-1-1981, Thành cổ Bắc Ninh được Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Bắc ban hành Quyết định số 144/QĐ-UB xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu. Ngày 29-3-2005, Hội đồng Nhân dân thành phố Bắc Ninh đã có Nghị quyết số 23/NQ-HĐND về việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử Thành cổ Bắc Ninh.


Năm tháng trôi qua, nhiều người trong tỉnh và sống tại thành phố Bắc Ninh cũng chưa một lần bước chân qua cổng thành cổ, nhưng mong muốn và kỳ vọng tòa thành, niềm tự hào của cư dân miền quê trầm lắng nhiều tầng văn hóa, sẽ sớm được phục dựng xứng tầm với giá trị lịch sử, văn hóa, chính trị, quân sự…


———————————

(1) Huyện lỵ Võ Giàng đóng ở dốc Suối Hoa


Hồng Minh - Theo Báo Bắc Ninh

Hà Nội chuẩn bị làm đường vành đai 3,5 đoạn đi qua địa bàn Hoài Đức

Ngày 1/9, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 6154/QĐ-UBND phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3,5 (các đoạn Km1+700 đến Km2+050; Km2+550 đến Km3+340), huyện Hoài Đức.

(hình ảnh minh họa)

Theo quyết định, quy mô đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3,5 (các đoạn Km1+700 đến Km2+050; Km2+550 đến Km3+340) trên địa bàn huyện Hoài Đức theo tiêu chuẩn đường trục chính đô thị với quy mô mặt cắt ngang 60m.

2.55 tỷ sở hữu nhà liền kề 72m2, 4 tầng cách Cầu Giấy 7km - dự án Nam 32 WestPoint

Tổng chiều dài tuyến đường khoảng 1,14km; giá trị dự toán xây dựng công trình hơn 241,6 tỷ đồng, ngân sách thành phố cấp 90 tỷ đồng; phần còn lại từ kinh phí thu lại theo cơ chế trước đây các chủ đầu tư đã được đối trừ từ tiền sử dụng đất phải nộp kết hợp nguồn thu từ đấu giá đất trên địa bàn huyện Hoài Đức. Thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2016 - 2019.

UBND huyện Hoài Đức chịu trách nhiệm trước UBND thành phố, trước pháp luật về tính chính xác (khối lượng và kinh phí) và hợp pháp của các thông tin, số liệu, tài liệu, của hồ sơ trình phê duyệt. Tập trung chỉ đạo, đôn đốc, giám sát chặt chẽ các nhà thầu đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật công trình.

Tổ chức tốt biện pháp thi công và đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông cho người và phương tiện trong quá trình thi công công trình, có phương án bảo vệ môi trường đảm bảo không ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân tại khu vực dự án. Quản lý, sử dụng vốn đầu tư đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, không để xảy ra thất thoát, lãng phí vốn đầu tư; thực hiện thanh toán, quyết toán đúng quy định của pháp luật.
CafeF/ Lan Nhi - Theo Trí thức trẻ

Hà Nội sớm tháo gỡ những rào cản để Hoài Đức lên quận năm 2020

(HNM) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hoài Đức đề ra mục tiêu phát triển thành quận trong 4 năm tới (năm 2020). Định hướng trên hoàn toàn khả thi nếu như một số những rào cản trong việc phát triển tiềm lực của huyện sớm được giải quyết.

"Đầu tàu" cho khu vực đô thị phía Tây

Theo Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Bùi Xuân Tùng, hiện nay 65% diện tích của huyện Hoài Đức đã nằm trong vùng phát triển đô thị thuộc ba quy hoạch phân khu đã được phê duyệt. Huyện cũng là một trong những địa phương phủ kín quy hoạch sớm nhất thành phố, chỉ sau quận Hà Đông.



Trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, trên địa bàn huyện Hoài Đức sẽ có nhiều khu đô thị mới. Ảnh: Thái Hiền


Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Văn Tứ cũng cho biết, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hoài Đức nhìn chung rất khả quan. 6 tháng đầu năm, hầu hết các chỉ tiêu thành phố giao đều được thực hiện đạt kết quả cao. Kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất đạt 8.019 tỷ đồng, bằng 51,5% kế hoạch, tăng 11,6% so cùng kỳ. Đặc biệt, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 345 tỷ đồng, bằng 98,9% dự toán thành phố giao. “Hoài Đức có tiềm năng lớn nhất và đang phát triển đô thị mạnh nhất trong 19 huyện của thành phố” - ông Nguyễn Văn Tứ nhận định.

Với lợi thế liền kề nội thành, có nhiều trục đường giao thông lớn đi qua, nhưng giao thông kết nối với các trục đường lớn, giao thông liên xã, liên huyện của Hoài Đức vẫn rất khó khăn. Đó cũng là lý do trong cuộc làm việc với Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải mới đây, huyện đã nêu ra hàng loạt kiến nghị liên quan đến hạ tầng giao thông như: Đề nghị thành phố triển khai nhanh tuyến đường Vành đai 3,5 nối từ Đại lộ Thăng Long đến quốc lộ 32; mở rộng, nâng cấp mặt đê Tả Đáy kết hợp giao thông (dài 16,5km), tuyến đường liên khu vực 1 từ Đại lộ Thăng Long đi thị trấn Trạm Trôi (khoảng 7km); bố trí vốn cho huyện thực hiện cải tạo tuyến đường 422 đoạn từ đê Tả Đáy đi cầu Yên Sở; tiếp tục thực hiện các dự án đường kết nối huyện với quận Hà Đông, quận Nam Từ Liêm… Đặt ra mục tiêu “lên quận”, Đảng bộ huyện Hoài Đức trước hết là tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông, khai thác tiềm năng, lợi thế. Đó là nhu cầu tất yếu phù hợp với xu thế đô thị hóa hiện nay.

Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong cũng cho rằng: “Huyện Hoài Đức phát triển mạnh sẽ trở thành đầu kéo đô thị hóa cho cả khu vực phía Tây thành phố. Nên mục tiêu đưa Hoài Đức trở thành quận là rất cần thiết”. ( Hoài Đức lên quận vào năm 2020)

Những vấn đề đặt ra

Theo Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục, trên địa bàn Hoài Đức đang có 55 dự án khu đô thị với tổng diện tích 2.794ha, trong đó, 37 dự án với tổng diện tích 1.703ha đang chuẩn bị đầu tư, chưa được giao đất; 18 dự án được giao đất với tổng diện tích 1.091ha (9 dự án được triển khai bình thường, còn 3 dự án mới thực hiện bước đầu, 6 dự án đã dừng).

Theo lãnh đạo thành phố, tình trạng giữ đất như vậy làm lỡ cơ hội phát triển của địa phương phải được khắc phục sớm. Dự án nào vì thủ tục mà chậm, các sở, ngành phải chịu trách nhiệm tháo gỡ. Dự án nào mà chủ đầu tư không có năng lực thì phải được thu hồi. Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu đã đặt ra mốc thời gian là ngày 30-9-2016 để các sở, ngành liên quan và huyện Hoài Đức hoàn thành rà soát báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.

Để trở thành quận, Hoài Đức phải đáp ứng được yêu cầu về hạ tầng. Nhưng hiện nay, huyện rất khó khăn về nguồn lực. Mặc dù từ đầu năm đến nay, huyện đã nỗ lực tổ chức đấu giá đất thu được trên 150 tỷ đồng, gấp hơn 7 lần chỉ tiêu thành phố giao (cả năm có thể đạt 400-500 tỷ đồng), nhưng chưa thấm vào đâu so với nhu cầu về vốn. Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Văn Tứ đề xuất thành phố cho phép Hoài Đức được hưởng 100% thay vì 30% nguồn vốn thu được nhờ đấu giá các khu đất có diện tích trên 5.000m2 để đầu tư xây dựng các dự án đường giao thông mà huyện kiến nghị. Tuy nhiên, Hoài Đức không chỉ cần kinh phí đầu tư cho hạ tầng giao thông. Muốn “lên quận”, huyện phải đầu tư đồng bộ cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Ngân sách không thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu.

Trong buổi làm việc mới đây tại huyện Hoài Đức, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng, huyện cần chủ động, linh hoạt, nhất là đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ để thu hút nguồn lực xã hội hóa, thay vì “thò tay vào túi ngân sách lấy tiền ra tiêu”… Cũng liên quan đến vấn đề hạ tầng, ngoài đầu tư mới, Hoài Đức cần rà soát, khắc phục yếu kém về kết nối hạ tầng - vấn đề đang “nóng” trên địa bàn.

Với 17/19 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, Hoài Đức sẽ sớm trở thành huyện nông thôn mới. Mặc dù có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị cao, nhưng trong số 3.000ha đất nông nghiệp của huyện vẫn còn phần lớn diện tích đang trồng lúa. Muốn “lên quận”, Hoài Đức phải đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, huyện cũng phải giải quyết tốt vấn đề dân sinh, trước hết là giải quyết dứt điểm việc cấp đất dịch vụ cho dân, coi đây là nhiệm vụ cấp bách.

Khó khăn là vậy, nhưng không có nghĩa mục tiêu trở thành quận không khả thi. Điều quan trọng nhất hiện nay, cũng là bước đầu tiên phải làm như yêu cầu của đồng chí Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải, Hoài Đức cần khẩn trương rà soát toàn diện theo các tiêu chí đô thị được quy định, làm rõ để đáp ứng được các tiêu chí đó huyện phải làm gì, cần cơ chế đặc thù gì, trình thành phố trong thời gian sớm nhất.

Võ Lâm - Theo Báo HàNộiMới

Phóng sự Hà Nội tivi: Bất động sản dọc quốc lộ 32

Bản tin bất động sản đài truyền hình Hà Nội, HTV1 phóng sự về bất động sản dọc trục Quốc Lộ 32 từ địa phận Cầu Giấy, qua Hoài Đức, lên tới thị trấn Phùng của huyện Đan Phượng.




Phóng sự có nói đến 2 dự án đang rất được giới đầu tư bất động sản cũng như khách mua sử dụng đang quan tâm nhiều nhất dọc trục Quốc lộ 32 này là dự án Nam 32 WestPoint và dự án khu biệt thự The Phoenix Garden.

Cả 2 dự án này đều là những dự án đang hồi sinh mạnh mẽ.

Hotline liên hệ tư vấn: 0909.61.3696 * 0904.635.999 (zalo,viber,imess) 

Chi tiết bản quy hoạch điều chỉnh 1/500 Dự án Nam 32 WestPoint

Khu đô thị mới Nam đường 32 WestPoint ( dự án Nam 32 ) là dự án có nhiều lần điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500.

Dưới đây là bản điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 cuối cùng của dự án này

theo quyết định số 748 QĐ-UBND ngày 11/02/2015


Mọi sự quan tâm tới dự án, thăm quan thực tế dự án mời liên hệ trực tiếp 

Hotline dự án 0909 61 3696 gặp Ngọc Tuyền






Anh chị download bản đầy đủ tại: Quy hoạch chi tiết 1/500 dự án nam 32 WestPoint


Khu đô thị Tân Tây Đô - thông tin quy hoạch dự án

Thông tin quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Tân Tây Đô, Huyện Đan Phượng, Tp. Hà Nội

Nhằm tạo nên khu vực đô thị đặc thù với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ  trong việc phát triển vùng của Hà Nội mở rộng, Khu đô thị mới Tân Tây Đô đã được UBND tỉnh Hà Tây cũ phê duyệt theo Quyết định số 772/QĐ-UB ngày 06/05/2006, nhằm phát triển đô thị hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân ở khu vực này. 

- Tên dự án: Khu đô thị Tân Tây Đô
- Loại hình dự án: Khu đô thị
- Địa chỉ: xã Tân Lập, Huyện Đan Phương, Hà Nội
- Quy mô:
- Tổng diện tích: 252.726,6 m2
- Số vốn đầu tư: 1.118 tỷ đồng
- Hiện trạng dự án: đã đưa vào sử dụng
- Ngày khởi công: 2009
- Ngày hoàn thành: 2012
- Chủ đầu tư: Công ty CP Xây dựng và dịch vụ thương mại Tuấn Quỳnh
- Đơn vị thiết kế:
- Đơn vị thi công: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và phát triển đô thị


Phối cảnh khu đô thị Tân Tây Đô

>>> Chỉ 2.5 tỷ sở hữu nhà liền kề 4 tầng tại Nam 32 WestPoint


Vị trí khu đô thị Tân Tây Đô
     + Khu đô thị mới Tân Tây Đô có vị trí tại xã Tân Lập – H.Đan Phượng, cách Hà Nội khoảng 7km, tiếp giáp với đường Cầu Giấy nối dài và đường Hoàng Quốc Việt kéo dài.

    + Nằm gần khu công nghiệp Nam Thăng Long và khu công nghiệp cầu Diễn, các khu đô thị mới như Vân Canh, Xuân Phương đang chuẩn bị được triển khai.

    + Thuộc khu đại giới hành chính mở rộng trong tương lai và được đánh giá sẽ trở thành một vệ tinh của Hà Nội.

    + Tuyến vành đai 4 đang được nghiên cứu.

    + Giáp với tuyến đường 32 đang được thị công mở rộng (rộng 40m) liên kết Hà Nội với một chuỗi các đô thị tại khu vực Kim Chung – Di Trạch, Xuân Canh, Xuân Phương, Mỹ Đình.




Vị trí dự án khu đô thị Tân Tây Đô, Đan Phượng, Hà Nội


Vị trí dự án khu đô thị Tân Tây Đô trên trục QL 32
Kết nối khu vực của Dự án Khu đô thị Tân Tây Đô


Thiết kế quy hoạch Khu đô thị Tân Tây Đô

Cơ cấu các khu chức năng:
Dự kiến phát triển các khu chức năng trong Khu Đô thị mới Tân Tây Đô – xã Tân Lập – H.Đan Phượng như sau:

      - Khu vực dọc trục quốc lộ 32: Phát triển các tòa nhà cao từ 35 đến 50 tầng hiện đại tạo thành tổ hợp kiến trú đồng nhất hình ảnh kiến trúc đặc thù trên toàn tuyến với các chức năng sử dụng hỗn hợp như sau:

      + Trung tâm thương mại dịch vụ, tài chính ngân hàng bao gồm: Trung tâm dịch vụ thông tin; Trung tâm thương mại tổng hợp, siêu thị và hệ thống cửa hàng bán lẻ; Trung tâm dịch vụ hỗn hợp tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán;

       + Trung tâm dịch vụ tổng hợp bao gồm: Trung tâm triển lãm; Trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí (rạp chiếu phim, sản khiêu vũ, hoạt động thể thao trong nhà,v.v…), nhà hàng ẩm thực; Dịch vụ văn phòng và nhà ở cao cấp.

       + Trung tâm dịch vụ văn phòng cho thuê kết hợp nhà ở chung cư cao cấp.

- Khu vực giáp kênh T1-2 Phát triển nhà ở thấp tầng có vườn như nhà liền kề có vườn, nhà biệt thự gắn kết với các không gian cây xanh, vườn hoa công viên trong khu nhà ở.


Mặt bằng quy hoạch khu đô thị Tân Tây Đô


Bảng 1:  Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất


TT
Hạng mục
Diện tích (m2)
Tỷ lệ %
m2/
người
Tổng diện tích nghiên cứu
252.726,6
I
Khu đô thị xây mới
230.506,6
100,0
54,8
1.1
Đất ở và các dịch vụ đô thị hỗn hợp
126.189,3
54,7
30,0
+ Đất ở liền kề
17.700,9
+ Đất ở biệt thự
47.687,2
+ Đất sử dụng hỗn hợp đô thị
60.801,2
1.2
Công trình phúc lợi công cộng
18.754,5
8,1
4,5
1.3
Cây xanh, sân chơi
18.970,8
8,2
4,5
1.4
Đất giao thông
63.311,0
27,5
15,0
Giao thông nội bộ
43.011,0
Đường chính khu vực
20.300,0
1.5
Đất hạ tầng kỹ thuật
3.281,0
1,4
II
Đất dịch vụ giãn dân
22.220,0


Trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Văn phòng - Nhà ở chung cư.

- Quy mô: 60.801,2 m2. Bao gồm các chức năng:

      + Trung tâm dịch vụ thông tin; Trung tâm thương mại tầm cỡ quốc tế, siêu thị và hệ thống cửa hàng bán lẻ; Trung tâm dịch vụ hỗn hợp: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán

      + Trung tâm triển lãm; Trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí (rạp chiếu phim, sàn khiêu vũ, hoạt động thể thao trong nhà,v.v…), nhà hàng ẩm thực; Dịch vụ văn phòng và nhà ở cao cấp.

Chiều cao xây dựng các tòa nhà 25 – 55 tầng. Mật độ xây dựng từ 30 – 40 %. Đây là khối kiến trúc tạo điểm nhấn cho khu vực.

Kiến trúc công trình hiện đại và đa dạng. Trong đó các chức năng dịch vụ thương mại và siêu thị ở tầng 1 đến tẩng 6. Các văn phòng cao cấp và các căn hộ chung cư hiện đại cao cấp được bố trí từ tầng 7 trở lên. Hai chức năng văn phòng cao cấp và chung cư cao cấp có thể cân đối lại tỷ lệ cho phù hợp với thời điểm thực thi dự án.


Chung cư Tân Tây Đô với hệ thống TTTM ngay dưới tầng đế


Lõi khu đất là các vườn cây xanh cảnh quan, sân chơi và vườn trẻ, trường học và các trạm y tế nhằm tạo ra không gian sinh hoạt cộng đồng gắn kết các khu chức năng.

Khu nhà ở thấp tầng


- Quy mô: 66.719,4m2.
Xây dựng không gian nhà ở thấp tầng sinh thái. Trong đó đất nhà ở liền kề thấp tầng 17.700.9m2, nhà ở biệt thự 47.687,2m2. Đất nhà ở biệt thự diện tích trung bình 200 – 250m2/1căn nhà dự kiến xây dựng khu vực phía Đông khu đô thị và giáp với các tòa nhà cao tầng.


Đất nhà ở liền kề diện tích trung bình 85-100m2/1căn nhà dự kiến xây dựng tại khu vực phía Tây khu đô thị.
Diện tích đất xây dựng gồm 47.620,62 m2 đất khu nhà ở biệt thự (235 căn) và 43.911,56 m2 đất khu nhà ở liền kế (493 căn) trên tổng diện tích đất của dự án hơn 25,2 ha


Công trình là sự kết hợp các loại nhà như: nhà hỗn hợp cao tầng ( cao từ 18 đến 30 tầng) trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, căn hộ cao cấp, biệt thự diện tích từ 200 đến 250m2, phổ biến nhất là nhà liền kề và nhà vườn có diện tích từ 80 đến 130m2. Ngoài ra khu đô thị còn có rất nhiều công trình công cộng khác như: vườn hoa, hồ nước điều hòa, trường học...

bán 2 lô liền kề Nam 32 view công viên trường học

Bán 02 lô liền kề cạnh nhau có khe thoáng ở giữa 2 lô, rộng tới 4m


2 lô liên kề cạnh nhau tại dự án Khu đô thị mới Nam đường 32 ( dự án Nam 32 ) thuộc thị trấn Trạm Trôi, Huyện Hoài Đức do công ty cổ phần Lũng Lô 5 ( BQP) làm chủ đầu tư.


Dãy liền kề TT5.2 đã và đang bàn giao nhà cho các gia chủ 

Vị trí dãy TT6.2 nhìn sang khu công viên và trường học giai đoạn 1

Diện tích đất 85m2, mặt tiền 5m, view trực diện sang khu khuân viên cây xanh, trường học giai đoạn 1 cực thoáng,

Khu đô thị đang được hoàn thiện cực đẹp với khuôn viên cây xanh và hồ điều hòa thoáng mát.

Anh chị quan tâm đi thăm quan thực tế mời liên hệ trực tiếp  0909 61 3696




Video thực tế tháng 7 tại khu đô thị Nam đường 32 , cdt Lũng Lô 5


Mọi thắc mắc của khách hàng vui lòng gửi tới chúng tôi tại đây

ABOUT

Nhà Ở (NhaO.Edu.Vn) là blog chia sẻ thông tin bất động sản: bất động sản khu đô thị, Quy hoạch, Tiêu điểm thị trường, Phân tích chuyên sâu thị trường khu vực phía tây Hà Nội: Hà Đông, Hoài Đức, Đan Phượng,....dọc trục Tây Thăng Long, Quốc lộ 32, Vành đai 3.5, đại lộ Thăng Long (TP.Hà Nội)....

.
21 Lê Văn Lương- Nhân Chính- Thanh Xuân-Hà Nội
Hotline: 0909 61 3696
TẢI MẶT BẰNG - BẢNG GIÁ - CHÍNH SÁCH

Quý danh của Quý khách (*)

Địa chỉ Email (*)

Số điện thoại(*):

Loại quan tâm: