DANH MỤC

Nhà ở cho người có công phải đảm bảo chất lượng

Đây là vấn đề được các Đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm trong buổi làm việc giữa Bộ Xây dựng và đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về tình hình thực hiện Nghị quyết số 494/NQ-UBTVQH13 về hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng diễn ra chiều ngày 4.8 tại Hà Nội.

Theo thống kê, số lượng người có công với cách mạng thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở sau khi rà soát trong cả nước hiện đã lên tới 335.253 hộ - tăng khoảng 4,6 lần so với số lượng 72.153 hộ báo cáo năm 2012. Trong đó, một số địa phương tăng nhiều như: Tỉnh Hòa Bình tăng hơn 45 lần, tỉnh Nghệ An tăng hơn 13 lần, tỉnh Thanh Hóa tăng hơn 17 lần, tỉnh Phú Thọ tăng hơn 8 lần, Hà Nội tăng 17 lần… Như vậy, số tiền cần thực hiện hỗ trợ lên tới hơn 10.537 tỉ đồng, vượt xa so với dự kiến 2.451 tỉ đồng trước đó. 

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, bộ đã xây dựng, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng theo sát quy định của Nghị quyết 494 và QĐ 22/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở. Theo QĐ 22, mức kinh phí mà NSNN hỗ trợ đối với trường hợp phải xây dựng mới nhà ở là 40 triệu đồng/hộ; đối với trường hợp sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở là 20 triệu đồng/hộ. Đối với trường hợp xây dựng mới nhà ở phải có diện tích sử dụng tối thiểu 30m2; bảo đảm tiêu chuẩn 3 cứng (nền cứng, khung-tường cứng, mái cứng) và có tuổi thọ 10 năm trở lên. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, cần phải nâng chất lượng nhà để đáp ứng tiêu chí tuổi thọ tối thiểu cho mỗi căn nhà là 20 năm; đảm bảo cả các tiêu chí như an toàn, phòng, chống thiên tai...


Đánh giá về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ này thời gian qua, Trưởng đoàn giám sát – Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, các ban chỉ đạo, giám sát, kiểm tra tại các địa phương được thành lập kịp thời; việc xây dựng tiêu chí tương đối cụ thể và đưa ra định mức khá phù hợp với khả năng ngân sách, song nên nghiên cứu phương án bổ sung nguồn vốn cho các hộ vay với lãi suất ưu đãi để xây dựng nhà có chất lượng cao hơn. 


Theo bà Trương Thị Mai, đối tượng được hưởng chính sách theo thống kê mới nhất do các địa phương báo cáo về tăng nhưng cần có sự phối hợp rà soát từ chính quyền cấp cơ sở. Việc giám sát đúng đối tượng là trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội với sự tham gia phối hợp của Bộ Xây dựng. Mục tiêu đặt ra là tháng 9 tới sẽ chốt con số trước khi rà soát lần 2. Cũng theo bà Trương Thị Mai, trước mắt, các đơn vị liên quan cần bố trí kinh phí để hoàn thành hỗ trợ cho các đối tượng theo Nghị quyết 494 trong năm 2014 hoặc giải quyết dứt điểm trong năm 2015. Các đối tượng bổ sung theo QĐ 22 sẽ tiếp tục giải quyết trong thời gian tiếp theo, cũng không nhất thiết phải kết thúc vào năm 2018 bởi số lượng hộ trong diện hỗ trợ có thể giảm dần nhưng vẫn cần duy trì chính sách này bởi nhà ở của họ có thể bị hư hỏng theo thời gian. 

Về phía Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng đề nghị Bộ Tài chính cấp số kinh phí hỗ trợ được Chính phủ bổ sung năm 2014 (khoảng 800 tỉ đồng) để các địa phương tiếp tục thực hiện hỗ trợ trong năm nay. Theo đó, kinh phí cần để hoàn thành việc hỗ trợ cho số lượng người có công mà các địa phương báo cáo lên vẫn còn thiếu 366 tỉ đồng!

Nguồn báo laodong.com.vn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ABOUT

Nhà Ở (NhaO.Edu.Vn) là blog chia sẻ thông tin bất động sản: bất động sản khu đô thị, Quy hoạch, Tiêu điểm thị trường, Phân tích chuyên sâu thị trường khu vực phía tây Hà Nội: Hà Đông, Hoài Đức, Đan Phượng,....dọc trục Tây Thăng Long, Quốc lộ 32, Vành đai 3.5, đại lộ Thăng Long (TP.Hà Nội)....

.
21 Lê Văn Lương- Nhân Chính- Thanh Xuân-Hà Nội
Hotline: 0909 61 3696
TẢI MẶT BẰNG - BẢNG GIÁ - CHÍNH SÁCH

Quý danh của Quý khách (*)

Địa chỉ Email (*)

Số điện thoại(*):

Loại quan tâm: