DANH MỤC

Đường trục kinh tế Tây Thăng Long và những dự án bất động sản đón đầu

Những dự án 'đón' qui hoạch đường hướng tâm Tây Thăng Long từ Vành đai 4 đến hồ Tây
Những dự án 'đón' qui hoạch đường hướng tâm Tây Thăng Long từ Vành đai 4 đến hồ Tây

Đường Tây Thăng Long có chiều dài toàn tuyến là 33km và đi qua các quận huyện thị xa là Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Đan Phượng, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây. Từ Vành đai 4 đến hồ Tây, đường Tây Thăng Long (màu xanh) dài khoảng 13 km và hiện đã hoàn thành một số đoạn. (Nguồn ảnh: Quyhoach.hanoi.vn).

 

Có đường Tây Thăng Long, từ Vành đai 4 đến hồ Tây chỉ 13km


Đường Tây Thăng Long là tuyến đường trục hướng tâm có chiều dài toàn tuyến là 33km và đi qua các quận huyện thị xa là Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Đan Phượng, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây.

Từ Vành đai 4 đến hồ Tây, đường Tây Thăng Long (màu xanh) dài khoảng 13 km và hiện đã hoàn thành một số đoạn.

Tuyến đường trục này được nhiều người dân kì vọng kết nối các quận huyện với Trung tâm Hà Nội, rút ngắn thời gian di chuyển.

Trao đổi với chúng tôi, anh Cao Xuân Huy (Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội) cho biết bản thân anh rất mong đợi đường Tây Thăng Long đến Vành đai 4 được hoàn thiện.

"Nếu đường Tây Thăng Long hoàn thành đến Vành đai 4, chúng tôi muốn di chuyển về nội đô rất dễ dàng. Ví dụ chỉ mất hơn chục km là có thể đến hồ Tây thay vì hơn 20km như hiện tại", anh Huy nói.

Trục hướng tâm Tây Thăng Long nếu như hoàn thiện đến Vành đai 4, các KĐT ở Đan Phượng như The Phoenix Garden, Vinhome vinhome Wonder Park, Tân Tây Đô... khi di chuyển về nội đô sẽ thuận tiện hơn.

KĐT The Phoenix Garden nằm ngay nút giao giữa đường Vành đai 4 và Tây Thăng Long theo qui hoạch. (Sơ đồ mang tính tương đối theo qui hoạch).

KĐT The Phoenix Garden nằm ngay nút giao giữa đường Vành đai 4 và Tây Thăng Long theo qui hoạch. (Sơ đồ mang tính tương đối theo qui hoạch).

Khu đô thị The Phoenix Garden khi chưa có đường Tây Thăng Long muốn về nội đô chỉ có thể đi đường 32

Khu đô thị The Phoenix Garden khi chưa có đường Tây Thăng Long muốn về nội đô chỉ có thể đi đường 32.


Khu đô thị Vinhome Wonder Park Đan Phượng nằm trên trục đường hướng tâm Tây Thăng Long

Khu đô thị Vinhome Wonder Park Đan Phượng nằm trên trục đường hướng tâm Tây Thăng Long. (Sơ đồ mang tính tương đối theo qui hoạch).


Vị trí các khu dân cư, khu đô thị kết nối với đường Tây Thăng Long.

Vị trí các khu dân cư, khu đô thị kết nối với đường Tây Thăng Long. (Nguồn ảnh: Google).

Giao thông, bất động sản quận Bắc Từ Liêm hưởng lợi từ đường Tây Thăng Long
Trao đổi với chúng tôi, anh Dương, một nhân viên môi giới bất động sản trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm cho biết từ năm 2019, giá đất một số khu vực của quanh gần đường Tây Thăng Long đang nhích dần khi đoạn đường qua địa bàn thi công phần đường còn lại.

"Các khu vực như Phúc Lý, Trung Kiên, Đại Cát, Liên Mạc... của quận Bắc Từ Liêm giá đất nhích dần từ năm 2018.

Năm qua, nhiều người dân có xu hướng tìm đến một số phường như Liên Mạc, Đại Cát do gần đường Tây Thăng Long, đường nối KCN Nam Thăng Long với Hoàng Quốc Việt kéo dài và giá đất còn rẻ", anh Dương nói.

Đặc biệt, theo anh Dương, đầu năm 2020, có nhiều người dân nhờ trung tâm của anh tìm mua đất các khu vực như Hoàng Liên, Thụy Phương, Học viện Cảnh sát khi dự án đường Tây Thăng Long đoạn Văn Tiến Dũng đến Phạm Văn Đồng chính thức được khởi công.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đường Tây Thăng Long đoạn qua quận Bắc Từ Liêm nếu hoàn thiện, người dân trong khu vực sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ dự án này.

Thứ nhất, khi hoàn thiện đường Tây Thăng Long từ Vành đai 3,5 đến Phạm Văn Đồng, việc di chuyển đến các trường ĐH như Công nghiệp, Mỏ, Tài Chính, Học viện Cảnh sát Nhân dân, khu công nghiệp Nam Thăng Long rất dễ dàng.

Thứ 2, Khu hành chính quận Bắc Từ Liêm cũng sẽ xây dựng trên đường Tây Thăng Long - Văn Tiến Dũng, người dân dễ dàng kết nối thay vì phải đi sang phố Kiều Mai như hiện tại.

Thứ 3, theo qui hoạch sẽ xây dựng cầu Thượng Cát, từ đó việc kết nối KCN Nam - Bắc Thăng Long và hai quận Bắc Từ Liêm thông qua đường Tây Thăng Long, Vành đai 3,5, đường qua KCN Nam Thăng Long.

Những dự án 'đón' qui hoạch đường hướng tâm Tây Thăng Long từ Vành đai 4 đến hồ Tây

Giao thông kết nối ở quận Bắc Từ Liêm theo qui hoạch. (Nguồn ảnh: Quyhoach.hanoi.vn).

Đường Tây Thăng Long cắt qua Tây Tựu

 Đường Tây Thăng Long cắt qua Tây Tựu.


Trục hướng tâm Tây Thăng Long giao cắt với nhiều tuyến đường trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm

Trục hướng tâm Tây Thăng Long giao cắt với nhiều tuyến đường trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.

Những dự án 'đón' qui hoạch đường hướng tâm Tây Thăng Long từ Vành đai 4 đến hồ Tây

Đường Tây Thăng Long chạy qua nhiều cơ sở quan trọng của quận Bắc Từ Liêm như Khu hành chính, bệnh viện, khu công nghệ (theo qui hoạch). (Sơ đồ mang tính tương đối theo qui hoạch).

Những dự án 'đón' qui hoạch đường hướng tâm Tây Thăng Long từ Vành đai 4 đến hồ Tây

Đường Tây Thăng Long kết nối giao thông với đường nối KCN Nam Thăng Long với đường Hoàng Quốc Việt kéo dài. (Sơ đồ tương đối theo qui hoạch).


Đường Tây Thăng Long kết nối Tây Hồ Tây

Tháng 12/2019, Hà Nội khởi công dự án xây dựng đường Tây Thăng Long, đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến đoạn đường Văn Tiến Dũng, quận Bắc Từ Liêm.

Theo đó, dự án có tổng mức đầu tư 1.494,4 tỉ đồng, trong đó 823,5 tỉ đồng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng gần 400 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố. Dự án do Ban quản lí dự án đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm làm chủ đầu tư.

Tuyến đường được xây dựng với chiều dài khoảng 3,24 km, điểm đầu giao với đường Phạm Văn Đồng thuộc phường Cổ Nhuế 2 và điểm cuối giao với đường Văn Tiến Dũng thuộc phường Minh Khai.

Qui mô mặt cắt ngang tuyến là 60,5m gồm: 2 làn đường xe chạy chính và 2 làn đường gom, dải phân cách trung tâm, 2 phần dải phân cách giữa lòng đường chính và đường gom, vỉa hè. Các hạng mục trên đường bao gồm: đường giao thông, cầu bắc qua sông Nhuệ, vỉa hè, cây xanh, hệ thống thoát nước mưa và nước thải, điện chiếu sáng, hào kĩ thuật...

Theo lãnh đạo Hà Nội, việc đầu tư xây dựng tuyến đường này là bước tiếp theo hoàn thiện tuyến đường Tây Thăng Long theo qui hoạch, kết nối trung tâm Thủ đô với khu đô thị Tây Hồ Tây, khu công nghiệp Nam Thăng Long, phân khu đô thị F1 và các phân khu đô thị khác trên đường vành đai 4, góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông chung, thúc đẩy phát triển hạ tầng đô thị và kinh tế - xã hội quận Bắc Từ Liêm.

Những dự án 'đón' qui hoạch đường hướng tâm Tây Thăng Long từ Vành đai 4 đến hồ Tây

Đường Tây Thăng Long kết nối trung tâm Thủ đô với khu đô thị Tây Hồ Tây, khu công nghiệp Nam Thăng Long, phân khu đô thị F1 và các phân khu đô thị khác trên đường vành đai 4, góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông chung, thúc đẩy phát triển hạ tầng đô thị và kinh tế - xã hội quận Bắc Từ Liêm. (Nguồn ảnh: Quyhoach.hanoi.vn).


Khi đường Tây Thăng Long từ Văn Tiến Dũng đến Phạm Văn Đồng thông xe, giao thông từ khu vực Minh Khai, Phúc Lý, Liên Mạc... của quận Bắc Từ Liêm sẽ kết nối dễ dàng với Tây Hồ Tây thay vì việc đi đường Cổ Nhuế hoặc Thụy Phương, Sông Nhuệ...

Bên cạnh đó, người dân dễ dàng đến các khu vui chơi giải trí như Công viên nước hồ Tây, Công viên Hòa Bình...

Đoạn đường này thông xe cũng tạo tiền đề cho kết nối giữa các vành đai 2 (Võ Chí Công), 2,5 (Nguyễn Văn Huyên kéo dài), 3 (Phạm Văn Đồng) với các vành đai 3,5 và vành đai 4.

Mở đường Tây Thăng Long từ Vành đai 4 đến hồ Tây: Khu đô thị, dân cư nào được lợi?

Đường Tây Thăng Long đoạn qua KĐT Ngoại giao đoàn hoàn thiện đầu tiên và đã đưa vào sử dụng.

Mở đường Tây Thăng Long từ Vành đai 4 đến hồ Tây: Khu đô thị, dân cư nào được lợi?

Từ Vành đai 4 đến hồ Tây chỉ khoảng 13km khi đường Tây Thăng Long thông xe.

Nguồn VietNambiz

Bứt tốc với hạ tầng tỷ đô phía tây Hà Nội xuất hiện loạt đại đô thị KHỦNG

 Xu hướng dịch chuyển những năm vừa qua đã thúc đẩy diện mạo đô thị vùng đất phía Tây Hà Nội vốn yên bình, hoang sơ thay đổi chóng mặt. Cơ sở hạ tầng được xây dựng, phát triển đồng bộ. Sau những đại đô thị nhà ở, khu Tây bắt đầu xuất hiện những siêu đô thị sinh thái quy mô lên đến hàng trăm ha.


Nếu như năm 2019-2020 thị trường bất động sản Hà Nội sôi động với những đại đô thị sinh thái như Vinhome Ocean Park, Ecopark ở khu vực phía Đông thì giai đoạn nửa cuối năm 2020-2021 thị trường BĐS Hà Nội sẽ có cuộc chuyển hướng ngoạn mục sang khu vực phía Tây với những đại đô thị sinh thái quy mô lớn chưa từng có.

Theo đánh giá của giới chuyên gia sự chuyển hướng của thị trường sang khu vực phía Tây được hậu thuẫn mạnh mẽ từ sự đột phá trong phát triển hạ tầng của khu vực phía Tây thủ đô trong vòng 2 năm trở lại đây với hàng loạt tuyến giao thông quan trọng được xây dựng, cùng với đó là hai huyện Hoài Đức, Đan Phượng chuẩn bị lên quận 2020-2025.

Nếu xét về tốc độ phát triển, khu vực phía Tây hiện đang đứng bậc nhất Hà Nội. Trong vòng 10 năm trở lại đây, khu vực này được chú trọng đầu tư mạnh về hạ tầng, từng bước thay đổi và khẳng định vị thế trung tâm mới của Thủ đô.

Các dự án hạ tầng giao thông lớn đã hình thành, góp phần nâng tầm và kết nối khu vực Tây Hà Nội với trung tâm Thành phố có thể kể đến như: Đại Lộ Thăng Long, đường 32, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, trục đường hướng tâm Tố Hữu – Lê Văn Lương cùng xe bus nhanh BRT...

Cùng với đó, Hà Nội cũng đang đẩy nhanh tiến độ hàng loạt trục giao thông quan trọng huyết mạch quan trọng kết nối toàn bộ khu vực phía Tây với trung tâm thành phố và các tỉnh thành xung quanh như đường tuyến vành đai 2,5 và 3,5 đang được thúc đẩy xây dựng.

Đặc biệt, trục Hồ Tây - Ba Vì có chiều dài khoảng 25km có điểm đầu từ ngã ba đường Hoàng Quốc Việt với đường Phạm Văn Đồng, điểm cuối là ngã ba Quốc lộ 32 với đường Văn Tiến Dũng đang được đẩy nhanh xây dựng. Khi hoàn thiện, tuyến đường này sẽ giúp khoảng cách di chuyển từ Ba Vì lên Tây Hồ Tây chỉ còn một nửa thay vì 1,5 tiếng như hiện nay, thúc đẩy thị trường BĐS ven đô khu vực Hoài Đức, Đan Phượng, Phú Thọ, Sơn Tây, Ba Vì phát triển.

Mới đây nhất, một trong những thông tin hạ tầng quan trọng khiến thị trường BĐS phía Tây thời gian gần đây tiếp tục sôi động là việc Hà Nội đã thông qua chủ trương triển tuyến đường sắt số 5 (Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc). Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến 65.404 tỷ đồng, chiều dài toàn tuyến là 38,43km, hoàn thành vào năm 2025.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, khi tuyến đường sắt này chính thức đi vào hoạt động sẽ tạo diện mạo hoàn toàn mới, kết nối khu công nghệ cao Hòa lạc, toàn bộ trục phía Tây với khu vực trung tâm Hà Nội, tạo động lực phát triển thị toàn bộ thị trường BĐS khu vực phía Tây trải dài trên các quận Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai…

Quan sát thực tế cho thấy, với sự phát triển vượt bậc của hạ tầng khu vực phía tây đã tạo nên cực tăng trưởng mạnh mẽ cho thị trường BĐS nơi đây so với 3 cực Nam, Đông, Bắc còn lại.

Cách đây gần 10 năm những đại dự án quy mô lớn đã hình thành dọc trục trung tâm đường Láng – Hòa Lạc, quốc lộ 32. Có thể kể đến như Khu đô thị Nam An Khánh, Geleximco, khu đô thị Splendora, Kim Chung Di Trạch, Khu đô thị Lideco…Sau một thời gian dài trầm lắng, hiện nay khi cơ sở hạ tầng đồng bộ, một lượng dân cư lớn đổ về khu vực này sinh sống, tạo nên một diện mạo đô thị mới sầm uất.

Thị trường khu vực phía Tây cũng đón sự góp mặt của những khu đô thị mới đang được xây dựng hay giai đoạn 2 của các khu đô thị hiện hữu. Cụ thể như Vinhomes Smart City quy mô hơn 280ha đã được xây dựng hạ tầng hoàn thiện, giai đoạn 2 của dự án Splendora với diện tích lên đến 100 ha cũng đang được Phú Long rục rịch khởi công cuối năm nay.

Cùng với những khu đô thị nhà ở, xuôi xuống khu vực phía Tây với cảnh quan đẹp, hấp dẫn cùng hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ xuất hiện thêm những đại đô thị sinh thái quy mô lớn đang lên kế hoạch triển khai đón đầu làn sóng di cư của giới nhà giàu Hà Nội.

Tại Phúc Thọ, khu đô thị sinh thái Sunshine Heritage Resort với quy mô lên đến hơn 200ha của Tập đoàn Sunshine Group dự kiến ra mắt thị trường vào cuối năm 2020. Dự án được được bao bọc bởi 11km mặt nước, là điểm giao hòa giữa sông Hồng và sông Đáy tại Hà Nội. Đây là đại đô thị là quần thể biệt thự sinh thái thông minh Resort 4.0 tiên phong tại Việt Nam.

Khu Tây bắt đầu xuất hiện những siêu đô thị sinh thái quy mô lên đến hàng trăm ha.
Khu Tây bắt đầu xuất hiện những siêu đô thị sinh thái quy mô lên đến hàng trăm ha.

Bứt phá với hạ tầng tỷ USD, khu Tây Hà Nội xuất hiện loạt đại đô thị sinh thái đón đầu làn sóng di cư của giới nhà giàu.

Ngoài ra, có thể kể đến 2 siêu đô thị quy mô gần 500 ha tại huyện thạch thất hay Vinhomes Wonder Park (133 ha tại Đan Phượng) đang được Vingroup lên triển khai. Trong tương lai, Xuân Mai Smart City (3.072 ha tại chương Mỹ) của Tập đoàn Tân Hoàng Minh cũng dự kiến ra mắt thị trường trong vòng 3 năm tới.

Cũng được hưởng lợi từ hệ thống hạ tầng phía Tây thủ đô, hiện nay khu vực Xuân Mai, Lương Sơn (Hòa Bình) cũng đang đón nhiều ông lớn BĐS về nghiên cứu, xin chủ trương đầu tư loạt khu đô thị nhà ở sinh thái.

Đánh giá về thị trường BĐS khu vực phía Tây Hà Nội liên tục sôi động trong thời gian vừa qua Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết: "Tại Hà Nội, tôi cho rằng, khu vực phía Tây có tiềm năng hơn cả vì hạ tầng đầy đủ, kéo cư dân lao động nước ngoài làm việc tụ ở khu này khá đông, tạo ra sự nhộn nhịp hơn hẳn so với ba khu vực còn lại. Chính vì thế, sự phát triển của bất động sản phía Tây là tất yếu bởi đây là khu vực đã được quy hoạch bài bản".

Cùng quan điểm với ông Võ các chuyên gia cũng cho biết phát triển đô thị ra các khu vực ven đô theo hướng bền vững và thông minh là con đường bắt buộc, không phải là một sự lựa chọn. Bởi trong bối cảnh giao thông ngày càng thuận tiện việc di chuyển từ các huyện ngoại thành đến trung tâm trở nên vô cùng thuận tiện. Cùng với đó, không khí ô nhiễm, hạ tầng trung tâm quá tải gây ra sự ùn tắc, ngột ngạt trong nội đô khiến nhiều người Hà Nội có xu hướng dịch chuyển ra ngoại thành sinh sống.

Theo CafeF

Khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng The Phoenix Garden giá siêu tốt cho nhà đầu tư

Xem chi tiết tại địa chỉ: THE PHOENIX GARDEN

Hotline: 0909.61.3696 - Mr Ngọc Tuyền

Bán liền kề Nam 32 WestPoint Hoài Đức (78m2x4 tầng) giá ngang 1 căn chung cư 3 ngủ

Bán liền kề Nam 32 WestPoint chính chủ

 

Vị trí: TT4 – diện tích đất 78m2,

 

Mặt tiền rộng 6m, sâu 13m, thiết kế mặt tiền vô cùng rộng và thông thoáng.

 

 đường nội khu, ngay phía sau là công viên đài phun nước

 

Vị trí cực thuận lợi giao thông, gần ngay đường 13m, gần ngay đường 24m trục chính từ Quốc lộ 32 đi vào khu đô thị Nam 32.

 

Hợp đồng mua bán chính chủ, ký trực tiếp với chủ đầu tư Lũng lô 5.

 

Giá bán thoả thuận, siêu tốt cho nhà đầu tư và mua bán thiện chí

 

Liên hệ: 0909.61.3696 ( a Tuyền)

 

liền kề Nam 32 đã về ở

Liền kề Nam 32 WestPoint đã về ở

hình ảnh nhà liền kề Nam 32 WestPoint tháng 7/2020

 










Công bố quy hoạch chung đô thị Hoà Lạc đến năm 2030 tỷ lệ 1/10.000

Ngày 09 tháng 7 năm 2020, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, UBND Thị xã Sơn Tây, UBND Huyện Thạch Thất, UBND Huyện Quốc Oai và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đã phối hợp tổ chức Hội nghị " Công bố Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000”

 Đến tham dự hội nghị có Ông Vũ Anh Tú – Vụ phó vụ Quy hoạch – Kiến trúc – Bộ Xây Dựng, Ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh – Phó Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội, Ông Phạm Qúy Tiên – Bí thư Huyện ủy Thạch Thất, Ông Nguyễn Hồng Nhật – Phó Bí thư huyện ủy – Chủ tịch HĐND Huyện, Ông Nguyễn Mạnh Hồng – Chủ tịch UBND Huyện Thạch Thất, Ông Dương Văn Phượng – Phó Chủ tịch HĐND Huyện Quốc Oai, Ông Phạm Quang Tuấn – Phó Chủ tịch UBND Huyện Quốc Oai, Ông Nguyễn Viết Đạt – Phó Chủ tịch UBND Thị xã Sơn Tây, Ông Lưu Quang Huy –  Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, và Ông Bùi Văn Bắc – Chánh văn phòng – Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội, cùng các phòng ban chức năng UBND Thị xã Sơn Tây, UBND Huyện Thạch Thất, UBND Huyện Quốc Oai và đông đảo tầng lớp nhân dân của các xã và thị trấn thuộc các huyện đã đến tham dự.

         Ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh – Phó Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội đã thay mặt Thủ tướng Chính Phủ đọc Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000”, với một số nội dung tóm tắt của đồ án như sau:

Đồ án: “Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000”

Vị trí, ranh giới:
          Thuộc địa giới hành chính các huyện Quốc Oai, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, quy mô nghiên cứu khoảng 17.274 ha.

Ranh giới:
-       Phía Bắc giáp trục Hồ Tây – Ba Vì.
-       Phía Đông là sông Tích.
-       Phía Tây và Nam giáp ranh giới tỉnh Hòa Bình.

Thời hạn lập quy hoạch:
-        Giai đoạn ngắn hạn: đến năm 2025
-        Giai đoạn dài hạn: đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu:
- Cụ thể hóa định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Phát triển đô thị Hòa Lạc thành đô thị mới hiện đại, đồng bộ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật có vai trò giảm tải về chức năng và áp lực về dân số cho đô thị trung tâm, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành.

- Là cơ sở để quản lý phát triển đô thị và phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

- Rà soát, khớp nối các dự án đã và đang triển khai trong khu vực.

Tính chất và chức năng khu vực:

- Là đô thị khoa học công nghệ, nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên tiến, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ cao của cả nước; trung tâm đại học quốc gia và cao đẳng dạy nghề, trung tâm y tế, khám chữa bệnh, điều dưỡng…

- Là đô thị sinh thái – nghỉ dưỡng, đô thị khoa học – công nghệ theo hướng phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh, tiết kiệm năng lượng, trung tâm vùng phía Tây Hà Nội trên cơ sở gắn kết địa hình tự nhiên với hệ thống không gian, cảnh quan khu vực Ba Vì – Đồng Mô và sông Tích, hệ thống giao thông cấp vùng và quốc gia (quốc lộ 21, đường Hồ Chí Minh).

Các chỉ tiêu phát triển đô thị:

- Quy mô dân số:
Dự báo đến năm 2025 dân số đô thị Hòa Lạc khoảng 150.000 người, trong đó: dân số nội thị khoảng 97.000 người, dân số ngoại thị khoảng 53.000 người, tỷ lệ dân số đô thị khoảng 64%.

Đến năm 2030 và những năm tiếp theo, dân số đô thị Hòa Lạc (tối đa) khoảng 600.000 người, trong đó: dân số nội thị khoảng 510.000 người, dân số ngoại thị khoảng 90.000 người, tỷ lệ dân số đô thị khoảng 85%.

- Quy mô đất đai:

Tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu khoảng 17.274 ha, trong đó: vùng nội thị khoảng 7.450,08 ha (chiếm 43,1%), chỉ tiêu đất dân dụng khoảng 85+ 95m2/người và vùng vành đai khoảng 9.823,92 ha (chiếm 56,9%).

Dưới đây là một số hình ảnh của buổi Công bố:

Ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh – Phó Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội công bố Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000


Đại diện các đơn vị lên ký kết biên bản công bố đồ án dưới sự chứng kiến của nhân dân các Huyện

Nguồn tin: Theo VQHXD Hà Nội

backgroup


banner




Khu đô thị Lideco Bắc 32 Hoài Đức - Hà Nội
















ABOUT

Nhà Ở (NhaO.Edu.Vn) là blog chia sẻ thông tin bất động sản: bất động sản khu đô thị, Quy hoạch, Tiêu điểm thị trường, Phân tích chuyên sâu thị trường khu vực phía tây Hà Nội: Hà Đông, Hoài Đức, Đan Phượng,....dọc trục Tây Thăng Long, Quốc lộ 32, Vành đai 3.5, đại lộ Thăng Long (TP.Hà Nội)....

.
21 Lê Văn Lương- Nhân Chính- Thanh Xuân-Hà Nội
Hotline: 0909 61 3696
TẢI MẶT BẰNG - BẢNG GIÁ - CHÍNH SÁCH

Quý danh của Quý khách (*)

Địa chỉ Email (*)

Số điện thoại(*):

Loại quan tâm: