DANH MỤC

Công bố quy hoạch chung đô thị Hoà Lạc đến năm 2030 tỷ lệ 1/10.000

Ngày 09 tháng 7 năm 2020, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, UBND Thị xã Sơn Tây, UBND Huyện Thạch Thất, UBND Huyện Quốc Oai và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đã phối hợp tổ chức Hội nghị " Công bố Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000”

 Đến tham dự hội nghị có Ông Vũ Anh Tú – Vụ phó vụ Quy hoạch – Kiến trúc – Bộ Xây Dựng, Ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh – Phó Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội, Ông Phạm Qúy Tiên – Bí thư Huyện ủy Thạch Thất, Ông Nguyễn Hồng Nhật – Phó Bí thư huyện ủy – Chủ tịch HĐND Huyện, Ông Nguyễn Mạnh Hồng – Chủ tịch UBND Huyện Thạch Thất, Ông Dương Văn Phượng – Phó Chủ tịch HĐND Huyện Quốc Oai, Ông Phạm Quang Tuấn – Phó Chủ tịch UBND Huyện Quốc Oai, Ông Nguyễn Viết Đạt – Phó Chủ tịch UBND Thị xã Sơn Tây, Ông Lưu Quang Huy –  Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, và Ông Bùi Văn Bắc – Chánh văn phòng – Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội, cùng các phòng ban chức năng UBND Thị xã Sơn Tây, UBND Huyện Thạch Thất, UBND Huyện Quốc Oai và đông đảo tầng lớp nhân dân của các xã và thị trấn thuộc các huyện đã đến tham dự.

         Ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh – Phó Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội đã thay mặt Thủ tướng Chính Phủ đọc Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000”, với một số nội dung tóm tắt của đồ án như sau:

Đồ án: “Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000”

Vị trí, ranh giới:
          Thuộc địa giới hành chính các huyện Quốc Oai, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, quy mô nghiên cứu khoảng 17.274 ha.

Ranh giới:
-       Phía Bắc giáp trục Hồ Tây – Ba Vì.
-       Phía Đông là sông Tích.
-       Phía Tây và Nam giáp ranh giới tỉnh Hòa Bình.

Thời hạn lập quy hoạch:
-        Giai đoạn ngắn hạn: đến năm 2025
-        Giai đoạn dài hạn: đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu:
- Cụ thể hóa định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Phát triển đô thị Hòa Lạc thành đô thị mới hiện đại, đồng bộ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật có vai trò giảm tải về chức năng và áp lực về dân số cho đô thị trung tâm, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành.

- Là cơ sở để quản lý phát triển đô thị và phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

- Rà soát, khớp nối các dự án đã và đang triển khai trong khu vực.

Tính chất và chức năng khu vực:

- Là đô thị khoa học công nghệ, nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên tiến, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ cao của cả nước; trung tâm đại học quốc gia và cao đẳng dạy nghề, trung tâm y tế, khám chữa bệnh, điều dưỡng…

- Là đô thị sinh thái – nghỉ dưỡng, đô thị khoa học – công nghệ theo hướng phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh, tiết kiệm năng lượng, trung tâm vùng phía Tây Hà Nội trên cơ sở gắn kết địa hình tự nhiên với hệ thống không gian, cảnh quan khu vực Ba Vì – Đồng Mô và sông Tích, hệ thống giao thông cấp vùng và quốc gia (quốc lộ 21, đường Hồ Chí Minh).

Các chỉ tiêu phát triển đô thị:

- Quy mô dân số:
Dự báo đến năm 2025 dân số đô thị Hòa Lạc khoảng 150.000 người, trong đó: dân số nội thị khoảng 97.000 người, dân số ngoại thị khoảng 53.000 người, tỷ lệ dân số đô thị khoảng 64%.

Đến năm 2030 và những năm tiếp theo, dân số đô thị Hòa Lạc (tối đa) khoảng 600.000 người, trong đó: dân số nội thị khoảng 510.000 người, dân số ngoại thị khoảng 90.000 người, tỷ lệ dân số đô thị khoảng 85%.

- Quy mô đất đai:

Tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu khoảng 17.274 ha, trong đó: vùng nội thị khoảng 7.450,08 ha (chiếm 43,1%), chỉ tiêu đất dân dụng khoảng 85+ 95m2/người và vùng vành đai khoảng 9.823,92 ha (chiếm 56,9%).

Dưới đây là một số hình ảnh của buổi Công bố:

Ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh – Phó Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội công bố Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000


Đại diện các đơn vị lên ký kết biên bản công bố đồ án dưới sự chứng kiến của nhân dân các Huyện

Nguồn tin: Theo VQHXD Hà Nội

backgroup


banner




Khu đô thị Lideco Bắc 32 Hoài Đức - Hà Nội
















biệt thự Lideco - những căn view hồ siêu đẹp

Bán biệt thự Lideco - Khu đô thị Lideco Bắc 32 - thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội
Diện tích từ 225m2 - 400m2
Nhiều vị trí đẹp












Không gian sống siêu rộng rãi tại khu đô thị Lideco QL 32 - Paris tráng lệ trong lòng Hà Nội

Thông tin lên quận của huyện Hoài Đức vào năm 2020 sẽ khiến bất động sản tăng giá theo quy luật tất yếu. Đặc biệt, những dự án bất động sản đón được làn sóng nhu cầu sẽ tạo được sức hút lớn đối với khách hàng. Trong đó, dự án khu đô thị Lideco với quy hoạch rộng lớn, khép kín riêng tư ngay cửa ngõ thủ đô hứa hẹn sẽ sớm trở thành cơn sốt trong những năm sắp tới.


Phối cảnh khu đô thị lideco



Khu đô thị Lideco sẽ chào bán trở lại với mức giá hấp dẫn

Hà Nội sẽ có thêm quận từ năm 2020

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt đề án đầu tư xây dựng 4 huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng thành quận đến năm 2025. Riêng Hoài Đức sẽ lên quận vào năm 2020. Thông tin lên quận đã khiến giá trị của bất động sản phía Tây “rục rịch” tăng.

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường Quý II/2019 của batdongsan.com.vn, trong 6 tháng đầu năm, nhà đất thổ cư tại Hoài Đức đã nhận được sự quan tâm lớn lên tới 31%. Khảo sát nhanh cho thấy, đất mặt tiền quốc lộ thị trấn Trạm Trôi được chào giá 120-130 triệu đồng/m2, trong khi cùng kì năm ngoái giá chào bán là 80-110 triệu đồng/m2.

Thông tin lên quận của huyện Hoài Đức vào năm 2020 sẽ khiến bất động sản tăng giá theo quy luật tất yếu. Đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của người dân với những khu đô thị đồng bộ, xanh và nhiều tiện ích sẽ khiến giá bất động sản tăng lên. Là một trong số những dự án đáng mong chờ nhất trong thời điểm cuối năm, khu đô thị Lideco đang có những động thái chào bán trở lại với một mức giá hấp dẫn.

Tái khởi động dự án khu đô thị Lideco Bắc QL 32

Sở hữu gần 39ha tại quốc lộ 32 thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, khu đô thị Lideco là tổ hợp không gian sống xanh với mật độ xây dựng thấp chỉ chiếm chưa đầy 42%. Với định hướng đẳng cấp, và xây dựng không gian sống riêng tư, Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm (Lideco) đã mạnh tay đầu tư tổng số vốn lên tới 1.400 tỷ đồng nhằm kiến tạo một quần thể kiến trúc tiêu biểu trường tồn với thời gian cũng như một nơi an sinh lý tưởng cho những cư dân. Có thể nói, đây là một trong số ít những dự án chỉ xây dựng thấp tầng tại Thủ đô Hà Nội nói chung và toàn huyện Hoài Đức nói riêng tính đến thời điểm hiện tại.

Khu đô thị Lideco  được phân chia quản lý theo 2 phân khu Đông và Tây với tổng cộng 648 căn biệt thự, nhà vườn và 136 căn liền kề. Nếu phân khu phía Đông dự án sở hữu sự riêng tư, yên tĩnh và kết nối nhanh chóng tới trung tâm hành chính thì khu phía Tây được coi là trái tim của khu đô thị với cảnh quan hồ nước là điểm nhấn của công trình. Dự án còn sở hữu tiện ích nội khu, ngoại khu đẳng cấp và phong phú như clubhouse, nhà hàng, trung tâm thương mại... Dự kiến sau khi đón cư dân vào ở, quy mô dân số sẽ chỉ ở mức 4200 người và mật độ dân số là 108 người/ha.


Phân khu Đông và Tây Khu đô thị Lideco được phân định bởi trục đường chính

Trong bối cảnh gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn là vấn đề nhức nhối của các đơn vị quản lý, thì tại khu đô thị Lideco, cư dân đang được sinh sống trong không gian xanh mát, an lành, thoát khỏi ồn ào khói bụi và nhịp sống bon chen nơi cuộc sống đô thị. Đầu tư vào trang bị hệ thống tiện ích, khu đô thị Lideco trong quy hoạch được xây dựng đầy đủ hệ thống trường học liên cấp gồm 2 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở; hồ nước, quảng trường, trung tâm mua sắm vui chơi giải trí, spa, nhà hàng, bể bơi, phòng tập Gym, Yoga, nhà văn hóa, sân tennis, tập golf, câu lạc bộ, khu trung tâm hành chính y tế, bãi đỗ xe... Việc đầu tư hệ thống tiện ích đồng bộ hứa hẹn đáp ứng cuộc sống tiện nghi cho cư dân dù sống ở ngoại khu thành phố.

Cùng trong quá trình phát triển lên quận của toàn huyện Hoài Đức, dự án khu đô thị Lideco đã nhanh chóng hoàn thiện các hạng mục tiện ích cơ sở hạ tầng nội khu và cảnh quan còn tồn đọng. Thực hiện đúng cam kết tại Hội thảo khách hàng từ tháng 5/2019, Công ty Cổ phần phát triển Đô thị Từ Liêm (Lideco) đã đầu tư tiến hành triển khai tuyến đường nội bộ toàn khu, đài phun nước, quảng trường, bãi đỗ xe từng khu, khuôn viên cây xanh, khu vui chơi, tập thể thao, bể bơi bốn mùa…

Ngoài ra, công ty cũng đang gấp rút hoàn thiện thủ tục đầu tư các khu công cộng, thương mại, dịch vụ đầy đủ theo quy hoạch được phê duyệt.


Sân tennis rộng lớn được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn tại khu đô thị Lideco


Đặc biệt hơn, hiện tại khu đô thị Lideco đang được quản lý vận hành thắt chặt an ninh nhằm mang đến không gian sống có giá trị vượt trội. Từ ngày 1/11, khu đô thị Lideco đã chính thức quản lý cư dân ra vào bằng thẻ cùng hệ thống bảo vệ 24/7.  Không những tăng cường an ninh, toàn bộ hệ thống  nước thải được xử lý tại nguồn bằng công nghệ Johkasou hàng đầu của Nhật Bản. Tại Việt Nam, Lideco là Công ty tiên phong mạnh dạn đầu tư hệ thống xử lý nước thải Johkasou cho dự án Khu đô thị Lideco và 1 số tòa chung cư cho Công ty làm chủ đầu tư từ những năm 2009.

Hành động khẩn trương và định hướng xây dựng cộng đồng tinh hoa, Công ty Cổ phần phát triển Đô thị Từ Liêm (Lideco) đã làm hài lòng rất nhiều cư dân trong những năm qua  với những bước tiến cải thiện không gian sống đột phá đồng thời, hứa hẹn sẽ trở thành cơn sốt trong thời gian sắp tới.


Hâm nóng khu đô thị Lideco Quốc lộ 32, hứa hẹn tiềm năng tăng giá cực lớn trong tương lai



Hotline 0909.61.3696 - Mr Ngọc Tuyền - tư vấn mua bán biệt thự Lideco - Bắc 32 - Hoài Đức - Hà Nội


Sức hấp dẫn của thị trường bất động sản phía Tây Hà Nội đã kéo theo nhiều “ông lớn” đổ xô về đây phát triển dự án. Với định hướng đầu tư khác biệt và nhân văn, khu đô thị Lideco được đánh giá là chốn an cư và cơ hội đầu tư “có một không hai”.

Một thập kỷ qua, với tốc độ đô thị hóa nhanh, được đầu tư mạnh về hạ tầng, khu vực phía Tây Hà Nội đã chuyển mình rõ rệt và trở thành tâm điểm của thị trường BĐS Thủ đô. Hàng loạt dự án giao thông lớn đã và đang được xây dựng tại đây như đường Vành đai 4, đường Tây Thăng Long, Quốc lộ 32, đường Tố Hữu - Lê Văn Lương, đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội… Đây cũng là khu vực duy nhất tại Thủ đô tập trung toàn bộ hệ thống giao thông công cộng hiện đại của thành phố.

Đặc biệt, theo quy hoạch đến năm 2025, Hà Nội sẽ dịch chuyển trung tâm hành chính kinh tế mới về phía Tây, góp phần làm tăng thêm sức nóng của thị trường khu vực.
Hạ tầng đồng bộ, không gian thoáng, mức giá hợp lý cộng hưởng với xu hướng chuộng lối sống ven đô của người dân đã khiến thị trường BĐS khu Tây ngày càng sôi động, đặc biệt là khu vực Hoài Đức, Đan Phượng.

Thị trường BĐS tại đây được dự báo sẽ có bước phát triển vượt bậc khi Hà Nội đã chính thức phê duyệt quy hoạch Hoài Đức lên quận vào năm 2020.

Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Hà Nội cho biết: “Với hạ tầng khá hoàn thiện, khu Tây và Tây Nam Hà Nội vẫn sẽ là điểm đến được nhiều người lựa chọn thay vì các khu vực khác như khu Nam và khu Đông vẫn đang trong quá trình hoàn thiện dần về hạ tầng”.

Khu đô thị Lideco - Biệt thự nhà vườn vị trí "vàng" quốc lộ 32

Nằm tại cửa ngõ phía Tây Hà Nội, khu đô thị Lideco sở hữu vị trí vàng ngay mặt Quốc lộ 32, thuộc trung tâm thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức. Nằm trong quy hoạch vùng lõi trung tâm hành chính Hoài Đức, dự án còn được hưởng toàn bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội… của khu vực, hứa hẹn tiềm năng tăng giá cực mạnh trong tương lai gần.

Từ đây, cư dân sẽ dễ dàng di chuyển đến UBND huyện, công an huyện, viện kiểm sát huyện, siêu thị, bệnh viện 198, bệnh viện Hoài Đức, khu đô thị Kim Chung - Di Trạch…

Sở hữu 648 căn biệt thự, nhà vườn và 136 căn liền kề trên tổng diện tích 38,9ha, khu đô thị Lideco là dự án duy nhất tại huyện Hoài Đức và là dự án vô cùng hiếm hoi tại Thủ đô không có nhà cao tầng mà chỉ có nhà thấp tầng.

Với chủ trương đầu tư nhân văn, chú trọng đến chất lượng sống của cư dân, chủ đầu tư là Công ty CP Phát triển đô thị Từ Liêm đã dành hơn một nửa diện tích dự án để phát triển hệ thống tiện ích và trồng cây xanh.

Các chủ nhân sẽ được tận hưởng chuỗi tiện ích nội khu, ngoại khu đẳng cấp và phong phú với hệ thống trường học liên cấp, khu hỗn hợp thể thao, khu trung tâm thương mại, cơ sở y tế, quảng trường, bể bơi, phòng tập gym, sân tập golf...

Ngoài lợi thế về tiện ích và vị trí không quá xa trung tâm, khu đô thị Lideco còn mang đến một không gian sống xanh an lành như giữa lòng châu Âu. Mỗi căn nhà vườn tại dự án đều mang đậm phong cách thiết kế châu Âu tân cổ điển vừa lãng mạn vừa tinh tế. Tổng thể không gian được chia thành 2 khu vực nằm về hai phía của trục đường chính.

Không chỉ quan tâm đến sức khỏe của cư dân trước tình trạng ô nhiễm không khí đang ở mức đáng báo động, chủ đầu tư còn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cư dân với hệ thống quản lý ra vào bằng thẻ và bảo vệ 24/7.

Đặc biệt, khu đô thị Lideco còn áp dụng quy trình xử lý nước thải bằng công nghệ Johkasou hàng đầu của Nhật Bản.

Sở hữu nhiều lợi thế về vị trí, tiện ích, không gian sống… khu đô thị Lideco được đánh giá là một điểm sáng trên thị trường khu Tây. Dự án hứa hẹn mang đến cơ hội sở hữu tổ ấm “trong mơ” cho người mua nhà và là cơ hội “hốt bạc” cho giới đầu tư.

Khu đô thị Lideco - Giấy xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đất

Giấy xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế sử dụng đất với Khu đô thị Lideco Bắc 32 - Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội.


Ngày 28/02/2019, chi cục thuế huyện Hoài Đức đã có văn bản thông báo số 1030/TB-CCT-KK thông báo về việc xác nhận nghĩa vụ nộp thuế đất, thuế sử dụng đất phía nông nghiệp với Khu đô thị Lideco Bắc 32, theo đó Chi cục thuế huyện Hoài Đức đã xác nhận chủ đầu tư dự án Khu đô thị Lideco Bắc 32 là Công ty Cỏ phần phát triển đô thị Từ Liêm đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Bắc quốc lộ 32 ( Khu đô thị Lideco Bắc 32) đến ngày 31/12/2018.

Dưới đây là chi tiết văn bản mời quý vị tham khảo:


Quý anh chị quan tâm tới biệt thự Liền kề khu đô thị Lideco Bắc 32 mời liên hệ trực tiếp:
Hotline: 0909.61.3696 - Mr Ngọc Tuyền - TranNgocTuyen.Com - chuyên tư vấn bất động sản phía tây Hà Nội



Chậm làm sổ đỏ, chủ đầu tư chiếm dụng vốn của dân?


Ông Nguyễn Hoài Việt, trưởng ban quản trị cụm chung cư New Horizon City (87 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, cư dân ở đây về ở từ năm 2017 nhưng đến nay vẫn chưa nhận được sổ đỏ.

Theo ông Việt, nguyên nhân theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là do sở này chưa nhận được hồ sơ, tài liệu của cơ quan chức năng thể hiện chủ đầu tư đã thực hiện khắc phục các sai phạm và nghĩa vụ tài chính tại dự án. Do đó, sở không có cơ sở để xem xét giải quyết thủ tục sổ hồng cho người mua nhà theo quy định.

“Theo quy định của luật, cư dân phải đóng 5% giá trị căn hộ còn lại khi nhận sổ đỏ nhưng cư dân ở đây đã hoàn thành hết nghĩa vụ với chủ đầu tư là Công ty CP Xây dựng và kỹ thuật Việt Nam (Vinaenco). Cả nghìn hộ dân, mỗi hộ dân vài chục triệu đồng, có nghĩa là chủ đầu tư đang giữ số tiền 5% còn lại của cư dân lên tới hàng chục tỷ đồng. Không biết chủ đầu tư đang làm gì với số tiền đó mà đến thời điểm này cư dân vẫn chưa nhận được sổ đỏ”, đại diện ban quản trị nói.

Cũng đã thực hiện hết nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư nhưng cư dân tại dự án CT3A, Khu đô thị Mễ Trì Thượng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã sử dụng nhà 10 năm nay, nhưng vẫn chưa nhận được sổ đỏ. Cư dân vẫn đang miệt mài đấu tranh, bằng rất nhiều hình thức: đối thoại có, cầu cứu có. Trong khi chủ đầu tư của dự án này là Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 68 (Handico 68) bao năm qua, theo lời người dân, vẫn chưa đưa ra lời giải thích hợp lý cho việc chưa trả sổ hồng cho người mua nhà.

Không chỉ người mua chung cư, người mua đất nền dự án cũng khổ sở vì tiền đã nộp mà sổ đỏ chưa thấy đâu. Ông Nguyễn Công V (Thường Tín, Hà Nội) mua 2 ô đất nền tại tại dự án Khu công nghiệp hỗn hợp và Đô thị Thương mại Dịch vụ Nam Hà Nội (Hanssip), do Công ty Cổ phẩn đầu tư và phát triển N&G làm chủ đầu tư. Dù đã đóng đến 95%, tương đương 7 tỷ đồng nhưng 2 năm nay, ông V không nhận được sổ đỏ.

Ông V nhiều lần lên gặp trực tiếp nhưng chỉ là lời hứa suông của chủ đầu tư. Bất đắc dĩ, ông V và nhiều khách hàng khác lên tận trụ sở Công ty N&G để đòi quyền lợi nhưng vô ích. Hết lần này đến lần khác, chủ đầu tư đưa ra lý do chung chung. Bần cùng, ông V muốn thanh lý và đòi quyền lợi suốt 2 năm đóng tiền tỷ vào dự án nhưng chủ đầu tư chỉ đồng ý trả lại số tiền đã thu và và không trả lãi.

“Mỗi lần đến công ty họ chỉ cho nhân viên ra tiếp, còn lãnh đạo nhất quyết không gặp, gọi điện không trả lời. Họ còn thách thức khách hàng đi kiện. Chúng tôi là khách hàng mua nhà nhưng cảm giác bị coi thường”, ông V nói.

Hệ lụy

Liên quan đến việc chậm làm sổ đỏ của khách hàng tại dự án Khu công nghiệp hỗn hợp và Đô thị Thương mại Dịch vụ Nam Hà Nội (Hanssip), ông Trần Văn Chương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Cty CP Đầu tư và Phát triển N&G ký công văn trả lời báo Tiền Phong, có nội dung: “Chúng tôi đã hoàn thành tách giấy chứng nhận QSDĐ (quyền sử dụng đất-PV) cho 4 khách hàng (đã mua) còn lại 3 khách hàng đang khiếu nại đòi CNQSDĐ vẫn chưa được triển khai và việc cấp chậm nhất đến 30/6/2020”. Phía chủ đầu tư giải thích lý do chậm cấp sổ đỏ cho khách hàng vì vướng mắc một số thủ tục tại Sở Tài nguyên Môi trường (TN&MT) và hứa giải quyết trong tháng 6.

Khách hàng các dự án chậm trả sổ đỏ, sổ hồng đều cho rằng, việc chậm sổ ảnh hưởng khá nhiều tới họ. Tâm lý chung của người mua nhà là cần có cuốn sổ trong tay để yên tâm. Cũng không ít trường hợp, các hộ dân cần có sổ đỏ để thực hiện chuyển nhượng căn hộ, vay vốn làm ăn.

Theo một báo cáo của Bộ Xây dựng, trong tổng số 108 dự án có tranh chấp, có tới 11 dự án (chiếm khoảng 10%) liên quan việc chủ đầu tư chậm làm thủ tục cấp sổ đỏ. Mới đây, Sở TN&MT đã phải thành lập các tổ liên ngành kiểm tra, rà soát các dự án phát triển nhà trên địa bàn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn TP Hà Nội.

Một lãnh đạo Sở TN&MT cho biết, hiện các tổ liên ngành đang lên danh sách các dự án chung cư trên địa bàn Hà Nội. Sau đó, các tổ này sẽ kiểm tra, rà soát dự án phát triển nhà để kịp thời đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục vi phạm đối với chủ đầu tư. Qua rà soát, tổ liên ngành sẽ đề xuất UBND TP Hà Nội các giải pháp để tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nhằm xem xét cấp sổ đỏ cho người mua nhà đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư, kể cả các trường hợp đã bị thu hồi sổ đỏ.

Theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, nếu chủ đầu tư chậm làm sổ đỏ cho khách hàng từ 50 ngày đến 6 tháng sẽ bị phạt tiền từ mức 10 - 100 triệu đồng; mức vi phạm 6 - 9 tháng sẽ bị phạt tối đa 300 triệu đồng; 9 - 12 tháng mức phạt tối đa là 500 triệu đồng; từ 12 tháng trở lên mức phạt tối đa là 1 tỷ đồng. Thời gian vi phạm quy định nêu trên được tính từ ngày chủ đầu tư bàn giao nhà ở, công trình xây dựng, đất cho người mua hoặc kể từ thời điểm bên mua đã thanh toán đủ tiền theo thỏa thuận đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.
Xem thêm thông tin tại : Tư vấn đầu tư bất động sản Hà Nội

Theo Cafe F

Hết thời đầu tư "lướt sóng" BĐS, dòng tiền đổ vào tài sản có tính an toàn cao


Rõ ràng, việc lướt sóng trong ngắn hạn không còn là cuộc chơi của những nhà đầu tư (NĐT) BĐS khi mà thị trường đang gặp khó như hiện nay.
Nếu cách đây 6 - 9 tháng khi nhịp thị trường vẫn nằm ở ngưỡng ổn định, có giao dịch mua bán trên thị trường dù nguồn cung hạn chế, nhiều NĐT cá nhân vẫn có thể lướt sóng ở các thị trường có điểm nhấn về hạ tầng giao thông. Tuy vậy, ở giai đoạn này, khi mà BĐS trải qua “cơn sóng” của dịch Covid-19 thì dường như việc lướt sóng của NĐT hết sức khó khăn.
TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, đối với những NĐT cá nhân trong thời điểm này cần cân nhắc yếu tố vốn, vì liên quan đến công việc, đến việc giảm lương nhân viên… kéo theo việc hạn chế, sụt giảm chi tiêu và nhu cầu mua sắm BĐS. Còn đối với những NĐT có năng lực về tài chính, đây hoàn toàn có thể là một cơ hội cho họ. Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc tới những kế hoạch dài hơi hơn.

“Sau khi dịch qua đi, sức khỏe của nền kinh tế cũng như của toàn thị trường sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để hồi phục. Bài toán về lợi nhuận, đi kèm với thời gian, và kỳ vọng của nhà đầu tư, cần được tính toán chi tiết và cẩn thận trong thời gian này”, ông Khương nhấn mạnh.

Hết thời đầu tư lướt sóng BĐS, dòng tiền đổ vào tài sản có tính an toàn cao 
>>> Xem thêm thông tin tại :  The Phoenix Garden Đan Phượng
>>> Hoặc Xem chi tiết dự án tại địa chỉ: Khu sinh thái Đan Phượng

Cùng quan điểm, ông Phạm Lâm, CEO DKRA Vietnam cho hay, dù khó khăn bởi dịch bệnh nhưng thị trường BĐS hiện nay vẫn còn cơ hội cho các NĐT. Tuy nhiên, ở thời điểm này không phải cuộc chơi của những NĐT lướt sóng.

Mà quan điểm đầu tư ở giai đoạn hiện nay là phải có chiến lược đầu tư mang tính chất trung và dài hạn, lựa chọn sản phẩm chất lượng của những nhà phát triển có uy tín, có bề dày kinh nghiệm, có sản phẩm đối chứng. Trong đó, NĐT nên đầu tư ở các thị trường có nhiều lợi thế phát triển ổn định. Tránh tình trạng đầu tư vào các loại hình sản phẩm giá rẻ, không an toàn, thiếu tính bền vững.

Trước đó, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, CEO Đại Phúc Land cũng cho rằng, đầu tư được chia làm 2 loại, đầu tư lướt sóng hay đầu tư lâu dài dạng tích lũy tài sản tránh mất giá đồng tiền hoặc tìm kiếm dòng tiền cho thuê ổn định trong dài hạn.

Trong giai đoạn hiện nay cơ hội đầu tư ngắn hạn không còn do tính thanh khoản giảm, dòng tiền đang lưu thông chậm và giảm mạnh. Đầu tư ngắn hạn thường chỉ mang yếu tố thời điểm khi thị trường sôi động hay có các yếu tố kích hoạt bất ngờ như công bố quy hoạch mới, mở đường hay khởi động các dự án trọng điểm…

Khi thị trường trầm lắng sẽ sàng lọc mạnh NĐT. NĐT ngắn hạn thường vốn yếu, tỉ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính cao sẽ sớm rời thị trường. Còn lại các NĐT dài hạn, có nguồn lực tốt họ sẽ lựa chọn các sản phẩm tốt và chờ đợi đến khi thị trường khởi sắc trở lại. Bên cạnh đó, NĐT cũng hướng đến BĐS có khả năng khai thác dòng tiền cho thuê tốt. Đây là thời điểm thuận lợi cho các NĐT dài hạn lựa chọn.

Theo bà Hương, ở thời điểm này, quyết định mua BĐS sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Yếu tố quan trọng trước hết là nguồn lực hay nguồn tài chính đang có vì điều này sẽ quyết định sản phẩm BĐS mà NĐT có thể chọn lựa. BĐS là sản phẩm có giá trị cao nên khách hàng thường phải sử dụng đến đòn bẩy tài chính để mua nhà, mua đất.

Điểm lưu ý đối với cả NĐT và người mua ở thực là không nên dùng đòn bẩy tài chính với tỉ lệ quá cao. Tỉ lệ vốn tự có khoảng 50% giá trị tài sản là con số khá an toàn khi khả năng cao là người mua phải đối diện với một vài giai đoạn khó khăn trong suốt thời hạn vay thường 10-20 năm.

Dự án 'đổ bộ' ngoại tỉnh, vùng ven trung tâm


Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản (BĐS) cho hay, đang có làn sóng đầu tư dự án tại các tỉnh ven Hà Nội và cho rằng, nhà đầu tư và người dân cần cảnh giác với các cơn sốt đất ảo, ăn theo thương hiệu của nhiều tập đoàn lớn...


Dự án “đổ bộ” về các địa phương

Từ năm 2017 trở lại đây, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp BĐS lớn đã triển khai đầu tư về các địa phương giáp ranh Hà Nội như Hưng Yên, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Phú Thọ, Lào Cai…Số lượng các dự án ngày càng tăng cả về quy mô chiếm đất và giá trị đầu tư.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Lương Anh Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên cho biết: Ngoài Ecopark (499 ha) doanh nghiệp đang triển khai, có khá nhiều nhà đầu tư đã nghiên cứu, lập dự án mới với tổng diện tích đất dự kiến lên tới hơn 2000 ha trong vài năm tới. Dự án tập trung vào khu vực huyện Văn Giang, Mỹ Hào và thành phố Hưng Yên. Nhiều tập đoàn lớn như Vingroup, Sungroup, T&T, Mik, Hòa Phát…cũng đang nghiên cứu, đầu tư vào các dự án đô thị tại Hưng Yên.

Điển hình như Tập đoàn Mik đang đề xuất nghiên cứu quy hoạch phát triển tại đô thị Văn Giang khoảng hơn 400 ha. Dự án của Tập đoàn Hòa Phát diện tích 260 ha tại huyện Mỹ Hào. Tập đoàn T&T triển khai dự án khoảng 100 ha. “Quỹ đất phát triển các dự án đô thị đang bị thu hẹp rất nhanh. Riêng huyện Văn Giang gần như không còn quỹ đất làm dự án đô thị”, ông Lương Anh Tuấn nói. Ông Lương Anh Tuấn cho rằng, nhiều nhà đầu tư quan tâm đến Hưng Yên còn vì tại đây đẩy nhanh cải cách hành chính, tháo gỡ các thủ tục cho Đầu tư bất động sản

Theo ông Nguyễn Tiến Tài, Giám đốc Sở Xây dựng Bắc Ninh, do quy hoạch và chương trình phát triển đô thị của tỉnh đã hoàn tất nên đã có nhiều nhà đầu tư quan tâm, nghiên cứu lập dự án. Ông Tài kỳ vọng trong thời gian không xa, Bắc Ninh sẽ có những dự án đô thị quy mô lớn. Tuy nhiên, ông Tài cũng cho rằng, do giá đất giải phóng mặt bằng tại Bắc Ninh cao hơn nhiều so với một số địa phương nên nhiều nhà đầu tư thường chọn Hưng Yên và một số tỉnh khác.

Ngay tại Hà Nội, nhà  Tư vấn đầu tư  khởi động “cuộc chơi” mới tại các huyện trước đây được xem là xa trung tâm như Thạch Thất, Đan Phượng, Mê Linh, Hoài Đức… Ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội cho hay: Hà Nội đang triển khai nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, cụ thể là thúc đẩy phát triển sang khu vực phía Bắc sông Hồng như Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh.

Cẩn trọng sốt ảo

Mặc dù ngay trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 hoành hành, nhiều người đã chứng kiến cơn sốt đất ảo xảy ra tại xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất (Hà Nội) ăn theo thông tin về 2 dự án của Vingroup đề xuất nghiên cứu, triển khai. Giá đất ven khu vực dự án tăng chóng mặt, cò tạo sóng đẩy giá khiến không ít người bị thua lỗ vì chỉ sau vài tuần giá đất đã trở về với điểm xuất phát ban đầu.

Tại nhiều khu vực giáp ranh các dự án đang triển khai tại Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, giá đất cũng nhảy múa theo các đợt thổi giá của cò. Ông Nguyễn Đỗ Việt, chuyên gia về BĐS cho hay: Có tình trạng thổi giá đất ăn theo các thương hiệu lớn. Nhiều nhà đầu tư cấp 1 lập dự án để kỳ vọng bán cho nhà đầu tư cấp 2-3. “Với nhà đầu tư nhỏ lẻ thì cần cân nhắc. Sau dịch COVID-19 là khủng hoảng kinh tế sẽ kéo dài ít nhất vài năm. Biến  động thị trường sau này khiến khó khăn sẽ rơi vào nhà đầu tư thứ cấp, nhà đầu tư cá nhân”, ông Nguyễn Đỗ Việt nói.

Phân tích về diễn biến mới của thị trường, ông Nguyễn Mạnh Hà, cho biết: Nhu cầu thực chiếm rất ít trong các giao dịch với các dự án BĐS xa Hà Nội, xa trung tâm. Trừ một số dự án của nhà đầu tư uy tín có khả năng sinh lời, nhiều dự án này chủ yếu thể hiện “cuộc chơi” của các nhà đầu tư với nhau. Một số điểm tại Hòa Lạc, Gia Lâm sốt đất vừa qua bộc lộ rất rõ dấu hiệu này.

Dự án đầu tư vào Hưng Yên cũng cần chia làm hai nhóm. Với các dự án ven Ecopark thì phản ánh nhu cầu thực còn các dự án ở xa như thành phố Hưng Yên, hoặc quá xa Hà Nội thì rõ ràng là nhu cầu thực không nhiều. Tại Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa cũng vậy. Một số “đợt sóng” nhỏ xuất hiện từ việc ăn theo các “ông lớn” còn nhu cầu ở thực về nhà ở vẫn chỉ rơi vào các quận nội thành Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng...

Các dự án mà doanh nghiệp triển khai tại một số địa phương ngoài Hà Nội chủ yếu đáp ứng nhu cầu đầu tư. Phải là người có tiềm lực tài chính tốt mới có thể mua sản phẩm này. Đây là dấu hiệu cần cảnh báo cho nhà đầu tư và cả chính quyền địa phương khi cấp phép dự án. Hiệp hội cũng đã đưa cảnh báo, làm sao không để lãng phí nguồn lực xã hội.

Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên nhân tạo những đợt sóng nhỏ từ các dự án xa trung tâm Hà Nội là: Trên thị trường thứ cấp, việc đầu tư vào dự án trung tâm Hà Nội, TPHCM không dễ dàng vì suất đầu tư lớn.



ABOUT

Nhà Ở (NhaO.Edu.Vn) là blog chia sẻ thông tin bất động sản: bất động sản khu đô thị, Quy hoạch, Tiêu điểm thị trường, Phân tích chuyên sâu thị trường khu vực phía tây Hà Nội: Hà Đông, Hoài Đức, Đan Phượng,....dọc trục Tây Thăng Long, Quốc lộ 32, Vành đai 3.5, đại lộ Thăng Long (TP.Hà Nội)....

.
21 Lê Văn Lương- Nhân Chính- Thanh Xuân-Hà Nội
Hotline: 0909 61 3696
TẢI MẶT BẰNG - BẢNG GIÁ - CHÍNH SÁCH

Quý danh của Quý khách (*)

Địa chỉ Email (*)

Số điện thoại(*):

Loại quan tâm: