DANH MỤC

“Lội ngược dòng” mùa dịch Covid-19, BĐS Tây Hà Nội “sục sôi” trở lại?

Kế hoạch xây dựng 2 khu đô thị rộng 500ha ở Thạch Thất, Hà Nội khiến thị trường bất động sản phía Tây Thủ đô ghi nhận nhiều diễn biến khác thường trong tuần qua.

Cú hích cho bất động sản Tây Hà Nội

>> Tìm hiểu: The Phoenix Garden ở đâu?
>> Xem chi tiết dự án tại địa chỉ:  Biệt thự Vườn Cam Hoài Đức

Tờ Vietnam Finance cho hay, Tập đoàn Vingroup vừa có văn bản gửi UBND huyện Thạch Thất, Hà Nội đề xuất xây dựng 2 khu đô thị trên địa bàn với diện tích khoảng 500ha.

Theo đó, Vingroup cho rằng địa phương có lợi thế về vị trí, thuận tiện kết nối với nội đô TP.Hà Nội qua Đại lộ Thăng Long nên việc xây dựng các khu đô thị sẽ tạo thêm quỹ đất, giúp giãn dân cho nội thành.

Khu đô thị thứ 1 dự kiến có diện tích khoảng 200ha, nằm giáp Đại lộ Thăng Long và Khu công nghệ cao Hoà Lạc. Khu đô thị thứ 2 nằm cách Đại lộ Thăng Long khoảng 500m, với quy mô khoảng 300ha, giáp huyện Quốc Oai.

Sau khi có thông tin trên, hàng trăm nhà đầu tư đã đổ về huyện Thạch Thất trong ít ngày qua để tìm hiểu, mua gom đất, khiến giá đất khu vực này bất ngờ tăng cao, cho thấy sức nóng bất động sản Tây Hà Nội đang dần quay trở lại.


                  Sơ đồ vị trí dự kiến 2 khu đô thị Vingroup sẽ xây dựng dọc Đại lộ Thăng Long

Đây không phải lần đầu Vingroup ghi dấu sự có mặt của tập đoàn này tại Thạch Thất. Trước đó, dự án nhà máy sản xuất điện thoại thông minh Vsmart của Vingroup với diện tích 15,2ha đã được đưa vào hoạt động từ cuối năm ngoái, cho thấy tiềm năng của khu vực này đối với sự phát triển của Thạch Thất nói riêng và Hà Nội nói chung.

Đồng thời, những diễn biến trên cũng cho thấy sức hút của trục Đại lộ Thăng Long đối với các “ông lớn” như Vingroup, CEO Group, Văn Phú Invest, Geleximco, FLC Group… khi quyết định rót vốn đầu tư vào các dự án tại đây.

Lý giải điều này, giới phân tích cho rằng khu vực Tây Hà Nội đang dần có sức hút trở lại chủ yếu đến từ hệ thống hạ tầng ngày càng được đầu tư phát triển đồng bộ.

Cụ thể, hạ tầng giao thông dọc Đại lộ Thăng Long bao gồm đầy đủ các hình thái giao thông công cộng hiện đại của Thủ đô như xe buýt nhanh BRT, tuyến đường sắt trên cao… tạo nên mạng lưới với các tuyến đường huyết mạch như trục Tố Hữu (Lê Văn Lương kéo dài), Đại lộ Thăng Long, đường Lê Quang Đạo kéo dài.

Thêm vào đó, hàng loạt đề án mở rộng, cải tạo các trục đường lớn đang và sẽ được triển khai là yếu tố góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông đô thị hiện đại cùng với Đại lộ Thăng Long, khẳng định sức sống trong tương lai của phía Tây Hà Nội như Đường 32, Đường vành đai 3,5 và cầu Thượng Cát, Quốc lộ 70 nối từ Nhổn đến Đại lộ Thăng Long…

Nhà đất Tây Hà Nội sẽ còn tiếp tục chứng kiến những tín hiệu tích cực hơn khi đường đua F1 hoàn thiện và đưa vào khai thác, thu hút sự chú ý không chỉ của công chúng trong nước mà còn cả quốc tế.

Ngoài ra, các hạ tầng khác như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại cũng sẽ được đầu tư xây dựng. Đáng chú ý, cơ sở 2 của Bệnh viện Nhi và cơ sở 2 Bệnh viện Phụ sản dự kiến được xây dựng trong thời gian tới tại Quốc Oai khiến giá trị bất động sản ở đây được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên.

Trong tương lai gần, khi trụ sở, văn phòng của 12 bộ, ban, ngành của Nhà nước di chuyển về khu vực này, đồng thời Sân bay quốc tế Hòa Lạc và Khu Công nghệ cao Láng Hòa Lạc hiện hữu, khu vực phía Tây Thủ đô sẽ từng bước trở thành trung tâm kinh tế - chính trị - công nghệ mới của thành phố.

Điểm sáng trên Đại lộ Thăng Long

Như vậy, giá trị nhà đất tại khu vực phía Tây Hà Nội đang “trở lại guồng quay” trước đây. Tuy nhiên, dưới con mắt của các chuyên gia, thời điểm này vẫn cần cẩn trọng khi quyết định đầu tư tại khu vực, cần lựa chọn những dự án có pháp lý minh bạch, rõ ràng và đánh giá mức độ uy tín của chủ đầu tư cũng như đơn vị phân phối.

Do đó, nên lựa chọn những dự án đã hiện hữu và có “sự sống”, tránh rơi vào tình trạng gặp phải dự án “ma” như đã từng xuất hiện tại khu vực này trước đây.

Thời điểm này, nhiều nhà đầu tư băn khoăn liệu có nên giao dịch khi tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp hay không. Nhưng đây chính là thời điểm tốt để đưa ra quyết định do có nhiều thời gian nghiên cứu về dự án, hơn nữa, chủ đầu tư và các đơn vị phân phối thường tung ra nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn, có lợi cho người mua bất động sản trong thời gian này để kích cầu.

Ngoài ra, bất động sản được đánh giá là ngành ít chịu tác động nhất từ dịch bệnh do quyết định liên quan tới nhà đất thường nằm trong các kế hoạch dài hạn, ít bị ảnh hưởng bởi các sự kiện mang tính thời điểm như Covid-19.

Hiện tại, những dự án có sức sống trên trục Đại lộ Thăng Long đang được các nhà đầu tư chú ý đặc biệt, đơn cử như Sunny Garden City – điểm sáng trên Đại lộ Thăng Long. Đây là dự án đã đi vào vận hành với cư dân hiện hữu, nằm trên địa phận huyện Quốc Oai, Hà Nội, với mức giá hợp lý, pháp lý rõ ràng với sổ đỏ từng căn.


Sunny Garden City là một trong số ít khu đô thị xanh được quy hoạch hoàn chỉnh tại khu vực phía Tây Hà Nội.
Do đã đi vào vận hành nên cư dân tương lai của Sunny Garden City sẽ được nhận nhà ở ngay và sử dụng các tiện ích đồng bộ trong khu đô thị đang được khai thác gồm bể bơi, sân bóng, sân tennis, bóng rổ, sân golf mini, nhà hàng, tiệm thuốc, siêu thị Vinmart, xe bus đưa đón cư dân…

Đặc biệt, dự kiến trong quý 3 năm 2020, Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, cung cấp dịch vụ điều dưỡng chất lượng cao theo hướng hiện đại, chuyên sâu sẽ được đưa vào hoạt động tại Khu đô thị, khiến Sunny Garden City trở thành lựa chọn an dưỡng lý tưởng dành cho cư dân cao tuổi cũng như giải tỏa “cơn khát” về các cơ sở chăm sóc người già chất lượng cao đang thiếu hụt tại Thủ đô.

Ở vị trí không quá gần cũng không quá xa nội đô, với khuôn viên xanh mắt rợp bóng cây, Sunny Garden City còn là sự lựa chọn tốt nhất cho những gia đình làm việc trong nội đô nhưng muốn được nghỉ ngơi cuối ngày trong không gian yên tĩnh, tránh xa khói bụi.

Chuẩn bị lập Quy hoạch TP Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045


Quy hoạch thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 phải thể hiện các dự án cấp quốc gia đã được xác định ở quy hoạch cấp quốc gia; các dự án cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định ở quy hoạch cấp vùng;



Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành Kế hoạch 63/KH-UBND ngày 26-3-2020 triển khai công tác chuẩn bị lập Quy hoạch thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quy hoạch thành phố Hà Nội được triển khai thực hiện theo phương pháp tích hợp, đa ngành, bảo đảm sự thống nhất và đồng bộ trong định hướng phát triển và liên kết giữa các ngành, lĩnh vực, nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, phát huy được tối đa tiềm năng, lợi thế của ngành, lĩnh vực, các quận, huyện, thị xã, nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.

Quy hoạch nhằm sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với việc phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố để sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển bền vững trong giai đoạn 2021-2030 và những năm tiếp theo.

UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch, triển khai lập quy hoạch thành phố theo đúng quy định; tham mưu cho UBND thành phố xem xét, trình các cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
Theo Cafe F

Sắp xây dựng hầm chui trên tuyến đường Lê Văn Lương "cõng" hơn 40 tòa chung cư


Dự án Xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 có tổng mức đầu tư là 698,158 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn từ ngân sách TP. Hà Nội.
Dự kiến từ quý II/2020, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện 3 gói thầu xây lắp chính của Dự án Xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3.

>>  Xem đường đi đến dự án tại địa chỉ : Đường đến The Phoenix Garden
>> Xem chi tiết dự án tại địa chỉ:  Biệt thự Vườn Cam Hoài Đức

Được biết,  dự án Xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 có tổng mức đầu tư là 698,158 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn từ ngân sách TP. Hà Nội. Tính đến ngày 26/3/2020, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội đã phê duyệt 3 kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc Dự án với tổng số 22 gói thầu, chủ yếu là gói thầu tư vấn.



Được biết, nút giao Lê Văn Lương-Vành đai 3 Hà Nội thường xuyên xảy ra việc ùn tắc giao thông do lưu lượng giao thông qua nút giao tăng cao. Năm 2016, nút giao này đã được Hà Nội điểm danh trong danh sách 40 điểm ùn tắc giao thông cần xóa trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020.

Theo Cafe F 

Công an, chính quyền vào cuộc dẹp loạn "sốt ảo" đất Thạch Thất (Hà Nội), giá bắt đầu lao dốc


>>  xem chi tiết dự án tại địa chỉ:  The Phoenix Garden Đan Phượng
>> Thông tin chi tiết dự án Nam 32 tại địa chỉ: Dự án Nam 32 WestPoint

Chỉ sau vài ngày, mỗi lô đất tại Đồng Trúc, Thạch Thất đã giảm 2- 4 triệu đồng/m2, cơn sốt đất nhanh chóng bùng lên và cũng đang xẹp đi nhanh chóng khi chính quyền liên tục cảnh báo người dân và nhà đầu tư.
Sáng ngày 25/3, có mặt tại khu đất giãn dân Quan Giai, xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất chúng tôi bắt gặp hình ảnh các chiến sĩ công an và chính quyền đang đi giải tán đám đông đồng thời dán cảnh báo người dân, nhà đầu tư về khu vực đất chưa có quy hoạch và thông tin sai sự thật từ môi giới.

Theo đó, thông báo được dán khắp nơi nêu rõ: "Thời gian gần đây tại khu vực Quan Giai xã Đồng Trúc có rất đông người đến môi giới mua bán nhà đất và đưa thông tin không chính xác về dự án xây dựng khu đô thị tại khu vực này. UBND xã thông báo hiện nay chưa có quy hoạch khu đô thị nào được duyệt tại xã Đồng Trúc".

"Đề nghị nhân dân cảnh giác, tìm hiểu kỹ thông tin trước khi mua bán, giao dịch nhà đất, tránh việc bị các đối tượng cò mồi, môi giới đưa thông tin sai sự thật, lợi dụng trục lời", cảnh báo nêu rõ.

Chính quyền và công an địa phương dán cảnh báo khắp nơi quanh khu vực Đồng Trúc.



Cùng với cảnh báo mua bán đất không rõ quy hoạch là biển báo yêu cầu người dân không tụ tập nơi đông người để phòng tránh dịch bệnh. Đặc biệt, cùng với chính quyền lực lượng công an cũng đã xuất hiện giải tán đám đông tụ tập vào khoảng 10h30 sáng ngày 23/3.

Lực lượng công an khuyến cáo người dân không tụ tập đám đông.

Hiện nay, lượng nhà đầu tư đến khu vực Đồng Trúc đã giảm khá nhiều so với cách đây vài ngày. Lực lượng túc trực chủ yếu là môi giới, cò mồi chờ chực khách và ra tín hiệu làm giá với nhau khi có khách.

Trao đổi với chúng tôi, anh H một môi giới chuyên nghiệp tại Đồng Trúc cho biết giá đã giảm khoảng 2-4 giá so với cách đây vài ngày. Đây là mức giá đẹp có thể mua vào thời điểm này.

Trả lời câu hỏi vì sao đất đang tăng bỗng quay đầu giảm, anh H cho biết thực tế những hôm vừa có thông tin dự án nhiều nhà đầu tư đổ về cùng lúc nhưng nguồn cung hạn hẹp chỉ có 64 lô nên đất bị đẩy giá, hiện nay thị trường đã bình ổn hơn nên giá đẹp hơn cho nhà đầu tư.

Lực lượng môi giới túc trực ở khu vực đất giãn dân Đồng Trúc.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hồi cuối năm 2019, giá 1m2 đất giãn dân ở Đồng Trúc chỉ 4 - 4,5 triệu đồng nhưng không ai mua. Một tuần nay, người mua ùn ùn kéo đến, đẩy giá lên mức gấp đôi khoảng 9 triệu đồng/m2. Thậm chí, nhiều lô đất đã được đẩy lên đến 21 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, hiện tại nhà đầu tư bắt đầu thưa dần do giá bị đẩy lên quá cao. Điều này đã khiến giá đang tăng quay đầu giảm mạnh.

Chị Quỳnh, một nhà đầu tư từ Hà Nội về sáng ngày 23/3 cho biết: "Hôm nay tôi định xuống xem qua tìm cơ hội đầu tư nhưng thấy chính quyền, công an dán biển cảnh báo chưa có quy hoạch khắp nơi nên cũng khá lo lắng. Bên cạnh đó, xung quanh đất chưa có hạ tầng, đồng ruộng mênh mông mà giá bị đẩy lên 16-118 triệu đồng/m2 có phần vô lý".

Các lô đất giãn dân có diện tích khoảng 186m2 ở Đồng Trúc đang được giao dịch khoảng 18 triệu đồng/m2 đất mặt đường 10m2, đất mặt 3m có giá khoảng 11 triệu đồng/m2.


Xung quanh khu đất sốt vẫn chưa có hạ tầng. Chỉ tay về cánh đồng lúa mênh mông cò đất cho chúng tôi biết khu vực đấy đã được quy hoạch là dự án gần 200ha của một ông lớn BĐS.

Được biết, khoảng 1 tuần trở lại đây đất nền khu vực xã Đồng Trúc, khu công nghệ cao Hoà Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) đang tăng nóng khi có cả trăm nhà đầu tư, từng tốp, từng đoàn bỗng dưng kéo nhau về khu vực Đồng Trúc tìm kiếm cơ hội, đầu tư đất nền.

Theo tìm hiểu, các nhà đầu tư tới tìm kiếm cơ hội sau khi nghe thông tin một tập đoàn BĐS lớn đề xuất được đầu tư 2 khu đô thị mới có tổng quy mô diện tích khoảng 500ha ở khu vực này. Tuy nhiên, điều đáng nói các xã xung quanh khu vực tập đoàn này xin xây khu đô thị đất rộng mênh mông, nhưng lại chỉ có khu đất Quân Giai - thôn Trúc Động, xã Đồng Trúc là sốt sình sịch... Còn các vùng khác quanh khu Công nghệ cao vẫn im ắng.

                                                                                                                        Theo Cafe F

Sốt đất ảo náo loạn Thạch Thất - Hà Nội


Ăn theo thông tin có đại dự án của tập đoàn lớn, bất động sản huyện Thạch Thất, Hà Nội đột nhiên lên cơn sốt trong tuần qua. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần tỉnh táo, bởi bài học từ các cơn sốt trước đó vẫn còn nhãn tiền, đặc biệt là cơn sốt đất mới diễn ra tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới đây.

>> Xem chi tiết tại địa chỉ: The Phoenix Garden Đan Phượng

>> Chi tiết về chủ đầu tư dự án tại địa chỉ: Chủ đầu tư The Matrix One

>>  Xem chi tiết dự án tại địa chỉ:  Biệt thự Vườn Cam Vinapol

Với hàng trăm khách hàng đến xem đất mỗi ngày, đất nền khu vực xã Đồng Trúc, khu công nghệ cao Hoà Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) đang tăng nóng khi có cả trăm nhà đầu tư, từng tốp, từng đoàn bỗng dưng kéo nhau về khu vực Đồng Trúc tìm kiếm cơ hội, đầu tư đất nền.

Theo tìm hiểu, các nhà đầu tư tới tìm kiếm cơ hội sau khi nghe thông tin một tập đoàn BĐS lớn đề xuất được đầu tư 2 khu đô thị mới có tổng quy mô diện tích khoảng 500ha ở khu vực này. Tuy nhiên, điều đáng nói các xã xung quanh khu vực tập đoàn này xin xây khu đô thị đất rộng mênh mông, nhưng lại chỉ có khu đất Quân Giai - thôn Trúc Động, xã Đồng Trúc là sốt sình sịch... Còn các vùng khác quanh khu Công nghệ cao vẫn im ắng.

Được biết, khu đất này là đất giãn dân được giao cho dân từ năm 2002 và 2007. Hơn 10 năm, giao dịch rất chậm. Năm 2019, giá 1m2 đất ở đây chỉ 4 - 4,5 triệu đồng nhưng không ai mua. Đến nay, người mua ùn ùn kéo đến, đẩy giá lên mức gấp đôi khoảng 9 triệu đồng/m2. Thậm chí, nhiều lô đất đã được đẩy lên đến 21 triệu đồng/m2.

Dù mới chỉ là đề xuất của doanh nghiệp nhưng trên một số trang bất động sản, hàng loạt thông tin rao “bán đất Đồng Trúc sát Vingroup" đã bắt đầu xuất hiện.


Theo một môi giới kỳ cựu tại khu vực này, khá đông những đoàn người đến xem đất, nhưng rất nhiều trong số này là "cò", thậm chí cò đất ở những khu vực khác cũng đang đổ về đây. Không ai biết số lượng giao dịch thành công thực được bao nhiêu khi đa phần môi giới làm trò, đặt cọc rồi lại bán cọc, đua nhau thổi giá đất tạo nên sốt ảo cục bộ trong khi đó hạ tầng xung quanh gần như không có gì.

Đến nay, sau khi đề xuất làm 2 khu đô thị, huyện Thạch Thất, Hà Nội chưa có ý kiến gì. Kể cả trường hợp chính quyền đồng ý làm thì cũng phải vài năm nữa mới triển khai được nhưng hiện tại đất tại khu vực này đã bị thổi lên và nguy hiểm hơn nữa là nhiều lô đất được giao dịch chỉ là đất vườn với cam kết sau này sẽ được chuyển đổi.

Còn nhớ khoảng 10 năm về trước, tại Đồng Trúc nói riêng và khu đất Hòa Lạc nói chung đã có một cơn sốt đất khi đón sóng khu công nghiệp Hòa Lạc. Không ít người phất lên, nhưng cũng rất nhiều dân bất động sản phải tán gia bại sản chỉ vì cơn sốt nhanh chóng hạ nhiệt khi sự tăng giá đột biến của giá đất không phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường, mà chắc chắn có bàn tay của các "cò" lướt sóng thổi giá.

Hay mới đây nhất, kịch bản tương tự cũng xảy ra tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cụ thể,  hồi giữa tháng 2 tại các xã Bình Ba, Nghĩa Thành và Đá Bạc (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) bắt đầu náo loạn khi hàng ngàn người kéo xuống đây mua bán đất suốt ngày đêm, bất kể đất trồng cây lâu năm hay đất ao cá cũng được mua. Hôm nay giá 100 triệu đồng một mét ngang, mai giá tăng lên 200 triệu đồng, trả giá là không kịp vì suy nghĩ 1 hôm mai lên mua là không mua được nữa. Thậm chí có miếng đất khách vừa đặt cọc, chủ đất đã xin đền cọc gấp đôi để bán cho người khác với giá cao hơn.

Lý do của cơn sốt đất là vì ngày 10/2 xuất hiện một văn bản của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chấp thuận cho một Tập đoàn lớn nghiên cứu làm dự án bất động sản hơn 800 ha tại đây. Lợi dụng thông tin này, môi giới cùng nhau đẩy giá khiến giá đất tại Châu Đức tăng theo giờ khiến người mua không có thời gian để trả giá. Tuy nhiên, toàn bộ giao dịch này chỉ thực hiện trên giấy tờ tay với nhau và có tính chất đầu cơ

Và cơn sốt đất chóng vánh tại Bà Rịa Vũng Tàu cũng chỉ diễn ra không quá 10 ngày và bắt đầu xịt hơi khi giới đầu nậu tháo chạy và chính quyền có những biện pháp mạnh tay như UBND xã Bình Ba cắm biển cảnh báo người dân về tình trạng phân lô bán nền dự án ma, đề nghị người dân cảnh giác, không thực hiện giao dịch, mua bán trên địa bàn xã. UBND huyện Châu Đức cũng ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu điều tra, xác minh và xử lý nghiêm tình trạng quảng cáo dự án, phân lô rao bán đất nền trái pháp luật trên địa bàn Châu Đức...

Theo đánh giá của các chuyên gia, câu chuyện sốt đất tại Thạch Thất (Hà Nội) đang có kịch bản gần giống với cơn sốt đất diễn ra cách đây 1 tháng tại Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhà đầu tư cần thực sự tỉnh táo khi đầu tư lao theo tâm lý đám đông, đổ tiền mua những khu đất không rõ nguồn gốc, không có hạ tầng để rồi khi cơn sốt qua đi âm thầm ngậm trái đắng.
                    
                                                                                                Theo Cafe F

Lời cảnh tỉnh cho nhà đầu tư đất nền


Theo một số chuyên gia trong ngành, những tiềm ẩn về rủi ro và tác động tiêu cực đến tâm lý của khách hàng mới là thách thức rất lớn của thị trường BĐS trong năm 2020.

>> Thông tin chi tiết tại địa chỉ: Dự án Nam 32 giai đoạn 2
>>  Xem đường đi đến dự án tại địa chỉ : Địa chỉ và Đường đến The Phoenix Garden
>> Xem chi tiết dự án tại địa chỉ:  Biệt thự Vườn Cam Vinapol

Rõ ràng, những lùm xum suốt thời gian qua liên quan đến việc nhiều công ty, sàn BĐS lừa bán đất cho hàng trăm khách hàng đã và đang gieo “cú sốc” không hề nhỏ vào tâm lý của những người mua BĐS. Bên cạnh hiện tượng Alibaba bán dự án “ma” nổi đình đám trên thị trường thì rất nhiều công ty BĐS khác bị phanh phui sau đó vì dùng nhiều hình thức bán đất nền kiểu Alibaba.

Phải kể đến loạt cái tên như Công ty Angel Lina, Công ty TNHH Đầu tư địa ốc Tiến Thêm, Công ty TNHH Phát triển nhà ở Nabla Land, Công ty Hoàng Kim Land, Công ty Đất Vàng Hoàng Gia, Công ty Phi Long… có trụ sở tại Tp.HCM. Cùng hàng loạt Công ty bán đất nền tại khu vực tỉnh lân cận như Công ty Hoàng Long (bán đất ở Bà Rịa - Vũng Tàu); Công ty Phú Đại Tín, Công ty BĐS Bình Dương City Land, Hưng Thịnh Cát Tường…được “gọi tên” thời gian gần đây vì bán dự án “ma” cho khách hàng.
Đa số các công ty này lừa khách hàng bán đất trong diện quy hoạch; bán đất phân lô trái phép, đất không thể ra sổ….với số tiền lừa lên đến vài trăm tỉ đồng. Trong đó, có khá nhiều khách hàng đem đơn đi kêu cứu khắp nơi nhưng tài sản vẫn chưa thể lấy lại được.

Nhìn từ vụ Alibaba, nhiều chuyên gia cho hay, đó vừa là bài học cảnh tỉnh cho nhiều NĐT cá nhân, vừa là một “cú sốc” không hề nhỏ đến thị trường BĐS nói chung. Suốt thời gian vụ việc công ty này lừa đảo khách hàng được phanh phui thì cũng ngần ấy thời gian khách mua đất nền, thậm chí mua các phân khúc khác ngoài đất nền đều trong tâm lý lo lắng.

Ông Phạm Lâm, Chủ tịch DKRA Vietnam cho rằng, việc thiếu nghiêm túc khi tuân thủ pháp luật của một số chủ đầu tư, đơn vị môi giới tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác động tiêu cực đến tâm lý khách hàng. Đây sẽ là những thách thức rất lớn cho thị trường BĐS trong năm 2020.

Từng phát biểu tại hội thảo, ông Võ Trí Thành, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh, nguồn cung trong năm 2020 vẫn sẽ tiếp tục khan hiếm. Nhưng, một thách thức lớn hơn nguồn cung chính là niềm tin của khách hàng ngày càng sụt giảm vào thị trường. Đây là một thách thức không hề nhỏ.

Thực tế đã chứng minh, chính tâm lý e ngại của người mua đã ảnh hưởng rất nhiều đến giao dịch của các dự án BĐS trong suốt thời gian qua. Những vụ lùm xùm thời gian qua theo các chuyên gia phân khúc bị ảnh hưởng nhiều nhất về mặt tâm lý khách hàng là đất nền.

Một số dự án pháp lý không hoàn thiện, cộng với một số thông tin không tốt về dự án đã ảnh hưởng đến các dự án khác và toàn thị trường nói chung. Cho nên, từ sau nhưng vụ việc tiêu cực bị phanh phui, khách hàng đi mua đất có cảm giác là phải luôn đặt vấn đề pháp lý lên đầu, cả người mua ở thực và NĐT đã và đang thận trọng hơn xưa rất nhiều.

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam từng cho rằng, tâm lý của người mua BĐS rất quan trọng đối với dự án và thị trường BĐS nói chung, đặc biệt sau những “sự cố” về pháp lý dự án thì niềm tin của khách hàng vào thị trường đang bị ảnh hưởng rõ nét.

Theo bà Dung, thực chất câu chuyện niềm tin này phụ thuộc rất nhiều vào chủ đầu tư dự án. Theo đó, dù ở bất cứ bối cảnh thị trường nào, dự án hấp thụ tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào niềm tin của người mua dành cho chủ đầu tư. Đặc biệt, trước bối cảnh thị trường khó khăn, nhiều biến động, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp thì càng cần nhiều chủ đầu tư đảm bảo tiến độ bàn giao nhà/giao sổ cho khách hàng.

“Trong bối cảnh khó khăn, chủ đầu tư phải luôn đảm bảo đủ điều kiện phát triển dự án, giấy tờ sạch sẽ hãy chào bán, đây là cách tăng niềm tin của khách hàng vào dự án, doanh nghiệp một cách hữu hiệu nhất”, bà Dung nhấn mạnh.

>> Tham khảo dự án tại địa chỉ: Chung cư The Matrix One

                                                                                                        Theo Cafe F 

Vì sao giới nhà giàu mua bất động sản tích trữ giữa đại dịch covid-19?


Thực tế chứng mình rằng, 40 năm qua, giá BĐS tăng liên tục. Chính vì vậy, bỏ tiền vào BĐS cũng chính là cách gia tăng giá trị tài sản một cách nhanh nhất ngay cả trong khủng hoảng do dịch covid-19.

>>  Xem đường đi đến dự án tại địa chỉ : Đường đến The Phoenix Garden
>> Cập nhật tin tức dự án tại địa chỉ: Biệt thự Vườn Cam

Trong suốt nhiều thập kỷ qua, biểu đồ giá nhà đất tại Việt Nam đi theo chiều hướng tăng dần đều, dù có gãy sóng ở một số giai đoạn nhưng thị trường nhanh chóng lấy lại phong độ và tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Cụ thể, theo thống kê của các đơn vị nghiên cứu trong 16 năm qua, giá bất động sản tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã tăng 27 lần, tại Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh tăng 22 lần, trong khi giá vàng chỉ tăng hơn 5 lần.

Theo các chuyên gia, giá nhà đất tại Việt Nam tăng liên tục là bởi "truyền thống" tích trữ tài sản của người dân. Tỷ lệ tiết kiệm của người dân Việt Nam trung bình lên đến gần 50% thu nhập, gấp đôi so với phần lớn quốc gia khác. Trong đó, một tỷ lệ tiết kiệm rất lớn dùng để tích trữ tài sản là bất động sản và chi tiêu cho nhà ở dẫn đến giá nhà ở đây rất cao.

Ông Dương Đức Hiển - Nguyên Giám đốc bộ phận kinh doanh Savills Việt Nam đánh giá: "Thực tế chứng mình rằng, 40 năm qua, giá BĐS chưa một lần giảm. Do vậy, chúng ta có thể thấy trong lúc kinh tế khó khăn thì nhiều dự án vẫn có tính thanh khoản tốt. Tôi vẫn khuyên các nhà đầu tư rằng, chỉ nên nhắm vào đầu tư trung hoặc dài hạn. Chỉ tiếc rằng, tâm lý của nhà đầu tư Việt hiện nay vẫn thích đầu tư ngắn hạn, lướt sóng mà quên mất rằng, muốn thu lợi nhuận cao từ bất động sản thì phải đầu tư dài hạn".

Cùng quan điểm với ông Hiển, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM cũng cho biết bất động sản luôn là một kênh đầu tư tiềm năng, ngay cả trong khủng hoảng. Điều nay đã được chứng minh trong cuộc khủng hoảng nhà đất năm 2008-2011. Chính vì vậy, chúng ta có thể thấy, dù hiện nay dịch covid-19 ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề kinh tế nhưng vẫn có làn sóng nhà đầu tư BĐS âm thầm mua đất giữ tiền.

Mới đây, báo cáo phân tích từ Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) cũng khẳng định chính vì nhu cầu ở thực của người dân hiện nay đang rất lớn nên hoạt động mua bán nhà vẫn đang diễn ra, bất chấp dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM.

Trao đổi với chúng tôi, chị Tuyết Minh một nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết: "Hiện nay, so với các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng hay gửi tiết kiệm bất động sản vẫn hấp dẫn hơn cả. Tôi chủ yếu quan tâm đến căn hộ chung cư hay đất nền các quận, huyện vùng ven Hà Nội và xác định đầu tư dài hạn 1-3 năm. Theo tôi, đây là những phân khúc đầu tư khá an toàn trong thời điểm hiện tại, vừa có giá trị đầu tư vừa có giá trị sử dụng, cho thuê và tích trữ tài sản".

Đánh giá về tâm lý của các nhà đầu tư trong bối cảnh hiện nay, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho biết, hiện nay không vì thị trường khó khăn mà nhà đầu tư rời bỏ thị trường. Dòng tiền của nhà đầu tư có thể phân bổ nhiều nơi, nhiều kênh khác nhau. Nhưng, với những nhà đầu tư có kinh nghiệm ở lĩnh vực BĐS lâu năm thì chắc chắn họ sẽ nhìn thấy cơ hội trong khó khăn. Mặc dù cách phân bổ dòng tiền của họ sẽ theo xu hướng chắc chắn, an toàn hơn nhưng bỏ tiền vào BĐS cũng chính là cách họ gia tăng giá trị tài sản một cách nhanh nhất.

Thực tế, trên thị trường hiện nay, nhiều nhà đầu tư vẫn âm thầm tìm kiếm BĐS ở các khu vực ăn theo các công trình hạ tầng giao thông lớn, mật độ thấp, các dự án có pháp lý rõ ràng, thiết kế theo tiêu chuẩn cao cấp. Tuy giao dịch có chững hơn so với thời điểm trước dịch nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn mua ra, bán vào với biên độ lợi nhuận khá ổn ở giai đoạn thị trường khó khăn như hiện nay.

Cùng quan điểm với ông Khương, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho rằng, nhìn ở góc độ tích cực thì nhiều người sẽ mua được nhà với giá hợp lý trong thời điểm hiện nay, nhà đầu tư cũng dễ dàng tìm kiếm những sản phẩm tiềm năng cho giỏ hàng của mình. Đó cũng là một điểm tốt cho thị trường!. Hay nói như cách của nhà đầu tư đại tài Warren Buffett, khi thị trường sợ hãi thì chính là cơ hội cho những người biết nắm bắt.
                                                                                                 

                                                                                                        Theo Cafe F 

Giám đốc 32 tuổi và 9 dự án lừa đảo

Vẽ ra hàng loạt dự án “ma” để lừa bán cho khách hàng thu về hàng tỷ đồng, Trần Văn Hội (32 tuổi, quê Nam Định), Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng và địa ốc Hưng Phú Group (Công ty Hưng Phú) đã bị Cơ quan CSĐT- Công an tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bắt giữ để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 18/3, Cơ quan điều tra, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã bắt giữ Trần Văn Hội sau hơn 3 tháng bỏ trốn. Theo cơ quan điều tra, Hội đã tự lập dự án, phân lô, tách thửa trên đất nông nghiệp, đất quy hoạch thương mại, dịch vụ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, chưa lập thủ tục sang tên chuyển quyền sử dụng và chuyển mục đích sử dụng đất, Hội đã ký hợp đồng ủy quyền với chủ sử dụng đất, hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hợp đồng đặt cọc để thu của khách hàng nhiều tỷ đồng.



Trụ sở Cty Hưng Phú Ảnh: Mạnh Thắng

>> Tìm hiểu: The Phoenix Garden ở đâu?
>>Tìm hiểu thêm tại địa chỉ: Biệt thự Nam 32

TTheo điều tra, năm 2019, Hội thuê căn nhà trên đường Trần Hưng Đạo, phường Phước Nguyên, TP Bà Rịa làm trụ sở Công ty Hưng Phú và rao bán nhiều dự án trên địa bàn TP Bà Rịa và các huyện lân cận. Có đến 9 dự án "ma" được Công ty Hưng Phú giới thiệu cho khách hàng. Khách hàng được nhân viên của Công ty Hưng Phú dẫn đến xem đất với hiện trạng là các khu đất rẫy và cam kết dự án đang triển khai thực hiện.

Thấy đất dự án của Công ty Hưng Phú bán giá phù hợp, ông Bùi Văn Ch ngụ tại TP Bà Rịa, đặt cọc mua 2 lô ở một dự án tại huyện Đất Đỏ. Theo hợp đồng, ông Ch. đặt cọc cho Công ty Hưng Phú 200 triệu đồng, sẽ giao giấy CNQSD đất cho người mua trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, hơn một năm trôi qua Công ty Hưng Phú không thực hiện đúng hợp đồng. Khu đất dự án ông Ch mua vẫn chỉ là một khu đất rẫy hoang vắng. Ông Ch cho biết: “Không chỉ một mình tôi, có đến hàng chục khách hàng khác cùng nộp tiền mua đất nhưng đến nay không có ai được Công ty Hưng Phú giao giấy CNQSD đất”.

Ông L ở TPHCM được giới thiệu mua đất nền một dự án của Công ty Hưng Phú ở xã Long Tân, huyện Đất Đỏ. Đến khi giám đốc công ty bị bắt, ông L vẫn chưa được giao đất dù đóng hơn 300 triệu đồng tiền cọc cho 2 lô đất. Một số nạn nhân của Hội cho rằng, thấy công ty có nhiều dự án lớn và thấy Hội chụp chung với nhiều lãnh đạo nên tin tưởng giao dịch mua đất.

Khu đất dự án ở xã Long Điền được Hội phân lô trên giấy bán cho nhiều người, rồi Hội bán toàn bộ khu đất cho ông P.X.L. Trong thời gian hứa hẹn làm sổ sang tên cho ông, Hội đem giấy tờ đất cầm cố cho ông N ở huyện Xuyên Mộc.

Bà Th. ngụ tại huyện Đất Đỏ cho biết, tháng 9/2019 bà đã làm đơn tố cáo đến cơ quan điều tra về hành vi chiếm đoạt tài sản của Công ty Hưng Phú. Tuy nhiên Hội vẫn thu tiền lừa bán đất cho đến tháng 11/2019 mới bỏ trốn khỏi địa phương.
                                                                                                        Theo Cafe F 

Trong khó khăn thách thức, nhiều nhà đầu tư BĐS coi đây là cơ hội và lạc quan vào thị trường trong dài hạn

Đây chỉ là giai đoạn ngắn thử thách của thị trường BĐS. Những nhà đầu tư (NĐT) có kinh nghiệm sẽ khai thác được nhiều cơ hội ở giai đoạn thị trường khó khăn.




Đó là chia sẻ của một NĐT bất động sản lâu năm tại Tp.HCM khi nói về thị trường BĐS thời điểm này, trong khi vẫn có không ít nhà đầu tư bắt đầu nản chí và có xu hướng cắt lỗ tài sản của mình trong bối cảnh thị trường gặp nhiều khó khăn thời gian qua, nhất là yếu tố pháp lý của dự án và tình hình dịch bệnh Covid-19.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thậm chí có nhiều nhà đầu tư giàu kinh nghiệm còn xem đây là cơ hội để mua được BĐS với giá hợp lý hơn, mặc dù sự lựa chọn không còn đa dạng như trước. Nhiều nhà đầu tư vẫn khá lạc quan vào tương lai dài hạn cho thị trường BĐS Việt Nam. Những dự án đủ pháp lý hay chung cư giá tầm trung bung thị trường được NĐT lâu năm tìm kiếm.

Một NĐT có kinh nghiệm hơn 10 năm trong đầu tư BĐS tại thị trường Tp.HCM cho biết, thị trường đầu năm 2020 rơi vào khó khăn chủ yếu do dịch, còn nhìn chung sức mua vẫn khá tốt. “Đây chỉ là giai đoạn khó khăn ngắn hạn, thử thách thị trường BĐS. Hoạt động đầu tư BĐS cũng chỉ ảnh hưởng trong ngắn hạn. Chính lúc thị trường khó khăn lại là cơ hội cho những NĐT có kinh nghiệm, tìm mua được BĐS giá hợp lý, tránh được tình trạng thổi giá…”, NĐT này cho hay.

NĐT này cũng tiết lộ, hiện đang sở hữu nhiều lô đất nền và căn hộ chung cư trên địa bàn Tp.HCM, và chưa có ý định bán ra ở thời điểm này. Ngoài ra, vẫn tiếp tục tìm kiếm các sản phẩm chuẩn bị chào bán trên thị trường để mua vào. Theo dự đoán của NĐT, có thể đến quý 3/2020 thị trường sẽ tốt lên, khi đó sức mua sẽ trở lại bình thường.



Theo các chuyên gia, lúc thị trường khó khăn lại là cơ hội để NĐT mua được giá hợp lý

Quả thực, các NĐT lâu năm trên thị trường có cùng quan điểm, thị trường BĐS trong các năm tới sẽ tốt lên, cơ hội đầu tư sản phẩm còn khá nhiều. Đặc biệt, trước bối cảnh thị trường khó khăn và thanh lọc thì NĐT sẽ có được cơ hội mua được sản phẩm tốt, pháp lý rõ ràng, rủi ro đầu tư hạn chế.

Nhận định về cơ hội đầu tư năm 2020, ông Phạm Thành Hưng, Phó chủ tịch CENGroup từng cho rằng, khó nhất của BĐS năm 2020 là thanh khoản, khi giá lên, hàng đắt, khách hàng tranh nhau mua nhưng khi khó khăn, bán rẻ cũng không ai mua. ”Lúc thị trường khó khăn, lúc mọi người đang sợ hãi là cơ hội cho những người đầu tư thông minh. Và thị trường thời điểm này là lúc để mua vào và là lúc rất nên mua nhà để ở ”, ông Hưng nhấn mạnh.

Trong lúc thị trường vẫn khó khăn như hiện nay, theo ông Hưng, NĐT phải xác định sản phẩm đầu tư nào vẫn còn tồn tại. Sản phẩm về dòng tiền có khai thác được không, sản phẩm về lãi vốn có tăng giá được không? Hầu hết dự án đã quá cũ, thị trường đã nhàm chán vì dự án không có sự biến đổi vật lý, không có sự tăng giá như lúc đầu nữa.

Đối với một dự án, ngoài những tác động vĩ mô bên ngoài, còn có yếu tố cục bộ do bản thân dự án tạo ra như hạ tầng khu vực dự án đó, hoặc sự biến đổi vật lý do chính bản thân chủ đầu tư dự án tạo ra như những công trình vui chơi giải trí, hồ bơi rộng hay những kỳ quan. Nếu nhìn những yếu tố đó thì sẽ thấy đây là những sản phẩm đầu tư có cơ sở, còn nếu chỉ dựa vào thị trường nóng để nhảy vào, thị trường nguội ra đi thì đó là sai lầm. 

Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, quả thực thủ tục hành chính rườm rà là một trong những “thủ phạm” làm tăng chi phí đầu tư và đánh mất cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trở ngại này sắp được tháo gỡ khi thời gian qua, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các ban, ngành nỗ lực giải quyết các nút thắt về thủ tục hành chính, tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư, đồng thời ban hành nhiều chính sách thông thoáng trong kinh doanh BĐS.

Theo ông Nam, để “làm sạch” thị trường, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan kiểm tra, rà soát phân loại hơn 4.000 dự án BĐS. Sau khi phân loại, những dự án nào sắp hoàn thiện, có tiến độ đầu tư tốt sẽ bơm vốn để hoàn thiện, những dự án nào phải điều chỉnh để phù hợp với thực tế thị trường sẽ được điều chỉnh và dự án nào chưa làm gì, chủ đầu tư thiếu năng lực sẽ phải dừng lại. Đặc biệt, một trong những điểm rất quan trọng sắp tới là Nhà nước sẽ đứng ra đền bù, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch, sau đó đấu giá công khai cho các nhà đầu tư để tạo sự minh bạch cho thị trường.

Đây được xem là cơ hội mở ra cho thị trường BĐS trong thời gian tới. Những hỗ trợ về mặt chính sách, thủ tục cũng đang dần được chính quyền địa phương làm quyết liệt hơn so với trước đây. Cơ hội cho NĐT vì thế dự báo cũng sẽ được mở ra, lấy lại niềm tin của NĐT với thị trường BĐS.

Tổng giám đốc Công ty CBRE từng nhìn nhận, thị trường BĐS Việt Nam thực sự đang mở ra nhiều cơ hội. Sau thời gian khó khăn, giá BĐS đã thực sự chạm đáy và nhu cầu nhà ở đang tăng lên rõ rệt. Đặc biệt, hạ tầng giao thông, nhất là ở Tp.HCM và Hà Nội đã phát triển rất mạnh trong thời gian gần đây. Đây chính là cơ sở nền tảng cho sự phát triển của thị trường trong tương lai gần.

Cùng quan điểm, ông Phạm Lâm, Chủ tịch DKRA Vietnam cho rằng, khó khăn của năm 2020 sẽ là tiền đề giúp các năm tiếp theo phát triển bền vững. Thị trường sẽ mở ra cơ hội cho NĐT, người mua ở thực sở hữu được các BĐS pháp lý chuẩn, chủ đầu tư uy tín. Thách thức của thị trường là trong ngắn hạn, trong khi cơ hội ở dài hạn.

Đi tìm kênh đầu tư ổn định, an toàn giữa dịch Covid-19

Dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế toàn cầu, đào thải mạnh mẽ giữa các ngành, các nhà đầu tư đều băn khoăn, đâu là kênh đầu tư ổn định, bền vững lâu dài.





Dịch Covid-19 khiến thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, du lịch, hàng không sụt giảm nguồn thu trầm trọng, gây ra cú sốc lớn với nền kinh tế. Các ngành kinh tế trì trệ kéo theo lĩnh vực tài chính, kênh đầu tư như chứng khoán, cổ phiếu một phen lao đao.
Các kênh đầu tư tụt dốc không phanh
Chứng khoán lao dốc thảm hại, giá dầu cũng sụt giảm nghiêm trọng vì tác động của dịch Covid-19. Bán tháo diễn ra gần như ở tất cả các ngành, giảm mạnh nhất là nhóm cổ phiếu ngân hàng, vật liệu xây dựng, khai khoáng, công nghệ - thông tin...


Hà Nội Starlight City - Thành Phố không ngủ 
The Matrix One - Với những tòa chung cư Wiew trọn đường đua F1 

Kể cả trong khi người dân đang có xu hướng tích cực mua sắm thực phẩm, đồ uống thì hàng loạt mã cổ phiếu của nhóm ngành bán lẻ, hàng tiêu dùng vẫn rớt giá mạnh.
Vàng cũng chứng kiến những phiên biến động điên cuồng, tăng lên đỉnh rồi đảo chiều rơi mạnh trong bối cảnh gần như tất cả các kênh đầu tư cũng tụt giảm. Thị trường vàng ở thời điểm hiện tại được nhiều người đua nhau bán tháo, giới đầu tư tháo chạy khỏi thị trường tài chính và tìm đến các tài sản an toàn hơn.
Với thị trường tài chính tụt dốc không phanh, đi tìm kênh đầu tư an toàn luôn là câu hỏi với các nhà đầu tư.
Giám đốc Kinh doanh MIK Group, cựu Giám đốc Kinh doanh nhà ở Savills nhận định, mặc dù thị trường bất động sản cũng không nằm ngoài quy luật, nhưng đây lại là cơ hội cho những người có nhu cầu thực.
Bởi đầu tư trong giai đoạn này sẽ lựa chọn được nhiều sản phẩm ưng ý, ít cạnh tranh và có khả năng nhận được những ưu đãi tốt từ các chủ đầu tư dự án. Những người có nhu cầu ở thực còn có cơ hội để mua được bất động sản với giá cả hợp lý và không sợ bị ảnh hưởng bởi giới đầu cơ hay đầu tư lướt sóng.

ABOUT

Nhà Ở (NhaO.Edu.Vn) là blog chia sẻ thông tin bất động sản: bất động sản khu đô thị, Quy hoạch, Tiêu điểm thị trường, Phân tích chuyên sâu thị trường khu vực phía tây Hà Nội: Hà Đông, Hoài Đức, Đan Phượng,....dọc trục Tây Thăng Long, Quốc lộ 32, Vành đai 3.5, đại lộ Thăng Long (TP.Hà Nội)....

.
21 Lê Văn Lương- Nhân Chính- Thanh Xuân-Hà Nội
Hotline: 0909 61 3696
TẢI MẶT BẰNG - BẢNG GIÁ - CHÍNH SÁCH

Quý danh của Quý khách (*)

Địa chỉ Email (*)

Số điện thoại(*):

Loại quan tâm: