DANH MỤC

4 lý do lý giải vì sao giá bất động sản ngày càng cao


Xem chi tiết dự án tại địa chỉ:  Biệt thự The Phoenix Garden

Nhiều chuyên gia cho rằng, dù thị trường có lúc thăng lúc trầm tuy nhiên về dài hạn giá bất động sản luôn đi lên theo thời gian, và đây là những lý do.
1. Dân số luôn tăng nhưng đất thì không nở ra

Tổng diện tích đất trên cả nước không thay đổi, nghĩa là theo thời gian diện tích đất không được sinh ra hoặc mở rộng thêm. Trong khi đó, con người luôn được sinh ra. Dân số tăng lên thì nhu cầu sử dụng đất đai, nhà cửa càng tăng theo thời gian. Không chỉ đất dành cho nhu cầu ở mà đất còn dùng cho phát triển kinh tế, hạ tầng giao thông, công trình xã hội…


Anh chị tham khảo kỹ hơn dự án tại địa chỉ: Dự án The Phoenix Garden

Tại các đô thị lớn, tính khan hiếm của đất đai càng thể hiện rõ hơn khi mà tốc độ di dân từ các tỉnh thành đổ về ngày càng nhiều. Nhu cầu chỗ ở cho người nhập cư ngày càng lớn. Vì thế, con người luôn tăng trong khi đất đai không nở ra là lý do giá đất ngày càng đắt đỏ.

2. Là nhu cầu tất yếu của con người

Thực tế, xung quanh con người không có gì là không dính đến BĐS. Từ chỗ ở, văn phòng làm việc đến các trung tâm vui chơi giải trí, đều là bất động sản. Theo các chuyên gia, từ trước đến nay, đất đai nhà cửa vốn luôn sát cánh cùng sự phát triển của con người. Gắn liền với những nhu cầu thiết yếu của con người.


Xem chi tiết dự án tại địa chỉ:  Biệt thự Vườn Cam Vinapol

Vì thế, giá trị sử dụng của nó là bền vững theo thời gian, phục vụ những nhu cầu cần thiết của con người. Các chuyên gia cho rằng, khi thị trường chững lại, giá BĐS sẽ đứng hoặc đi xuống một thời gian nhưng sau đó sẽ lại phục hồi đi lên. Có chăng, giá BĐS chỉ giảm ở một vài khu vực và tiếp tục thiết lập mặt bằng giá mới khi thị trường hồi phục.

3. Tâm lý tích sản ăn sâu vào tiềm thức của người dân

Từ trước đến nay, tâm lý sở hữu nhà cửa, đất đai vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam. Bên cạnh các kênh như vàng, thì nhà đất trở thành kênh đầu tư lâu đời của người dân. Vô hình chung đây là kênh tích sản bền vững và tạo ra nhiều giá trị về mặt tinh thần lẫn vật chất, đa dạng nhất.


Vì là tài sản tích lũy của nhiều người nên giá trị lẫn giá cả của BĐS luôn tăng theo thời gian. Và mỗi năm giá BĐS lại ở một mặt bằng giá mới và đáp ứng đa dạng nhu cầu của người sử dụng.

Theo đa số nhận định, mỗi phân khúc BĐS trên thị trường đều có nhu cầu sử dụng ở các đối tượng khách hàng khác nhau. Và mỗi phân khúc đều là tài sản tích lũy của người mua, đặc biệt đối với loại hình BĐS liền thổ.

4. Chi phí liên quan đến đất đai ngày càng tăng cao

Thực tế, giá đất tăng còn do sự thay đổi và tích tụ của hàng loạt chi phí khác liên quan. Cụ thể đó là cơ sở hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội, chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng (từ đất nông nghiệp thành đất ở). Ngay cả nhân công tăng lên, giá vật tư leo thang, vốn vay làm hạ tầng, chi phí mặt bằng ngày càng đắt đỏ cũng được cộng dồn vào giá đất.


Theo các chuyên gia, do các chi phí đầu vào hình thành nên tài sản này không ngừng đội lên nên giá đất rất khó sụt giảm về vùng đáy cũ sau mỗi cơn nóng sốt.

Thông tin chi tiết tại địa chỉ: Dự án Nam 32 giai đoạn 2

4 trường hợp bị cấm sang tên sổ đỏ trong năm 2020


Tuy người sử dụng đất (người bán, người tặng cho) có đủ điều kiện theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 nhưng người mua, người nhận tặng cho không được phép mua, nhận tặng cho quyền sử dụng đất thì cũng bị cấm sang tên sổ đỏ.
Tại Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định những trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất.\

Xem chi tiết dự án tại địa chỉ:  Biệt thự The Phoenix Garden

Thứ nhất, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

Thứ hai, tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ ba, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

Thứ tư, hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Được biết, năm 2020 phí làm “sổ đỏ” cũng tăng mạnh. Các khoản tiền phải nộp khi làm “sổ đỏ” gồm tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận. Trong đó, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ căn cứ theo giá đất tại Bảng giá đất. Khi giá đất tăng thì tiền làm sổ đỏ cũng tăng theo.

Điều 3 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định, người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Luật Đất đai, được xác định trên các căn cứ: Diện tích đất được giao, mục đích sử dụng đất, giá đất tính thu tiền sử dụng đất. 

Trong đó, giá đất theo Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định áp dụng trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân được công nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất ở trong hạn mức. Như vậy, giá đất theo Bảng giá đất là căn cứ tính tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất trong hạn mức. Khi giá đất thay đổi thì tiền sử dụng cũng sẽ thay đổi.

Theo Nghị định 96/2019/NĐ-CP quy định về khung giá đất được Chính phủ ban hành ngày 19/12/2019, UBND cấp tỉnh xây dựng, điều chỉnh Bảng giá đất tại địa phương áp dụng trong 5 năm (giai đoạn 2020 - 2024). 

Tại Hà Nội và nhiều địa phương khác, giá đất theo bảng giá đất mới đã được điều chỉnh tăng, ít nhất từ 10-15%. Như vậy, khi hộ gia đình, cá nhân được cấp sổ đỏ theo hình thức công nhận quyền sử dụng đất với diện tích trong hạn mức thì tiền sử dụng đất cũng tăng so với giai đoạn 2015 – 2019.
Thông tin chi tiết tại địa chỉ: Dự án Nam 32 giai đoạn 2

"Sốt đất" 5 huyện của Hà Nội sắp lên quận: Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì, Đông Anh đã lặng sóng, đất Gia Lâm tiếp tục sôi động


Cuối năm 2019, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã phê duyệt đề án đầu tư xây dựng 5 huyện Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng thành quận đến năm 2025. Đón nhận thông tin này, thời điểm cuối năm 2019 đầu năm 2020 bất động sản tại 5 huyện này diễn biến khá trái ngược.
Một số dự án đang hot tại khu vực này mà anh chị có thể quan tâm 

Ổn định nhất phải kể đến thị trường bất động sản Hoài Đức và Đông Anh. Dường như thông tin Hoài Đức lên quận vào cuối năm 2020 và Đông Anh lên quận trước 2025 không có nhiều tác động đến thị trường BĐS nơi đây thời điểm cuối năm 2019 đầu 2020. 

Theo đội ngũ môi giới lâu năm tại hai khu vực này, nguyên nhân của tình trạng trên là bởi những thông tin về việc Hoài Đức lên quận đã rầm rộ từ giai đoạn 2017-2019, đẩy giá BĐS tại đây tăng mạnh. Còn tại Đông Anh, BĐS khu vực này đã liên tục sốt theo thông tin các siêu dự án lớn dọc trục Nhật Tân - Nội Bài giai đoạn 2018-2019, chính vì vậy hiện nhà đất Đông Anh không những không tăng mà còn đang bước vào giai đoạn giảm tốc sau giai đoạn sốt nóng.

Thị trường nhà đất Đan Phượng và Thanh Trì đón nhận thông tin lên quận chủ yếu "hưng phấn" về mặt tâm lý. Việc tăng giá đất chỉ ở quanh mức 3-10%, cao hơn một chút so với mức tăng hàng năm. Nguyên nhân bởi tại hai khu vực này, hạ tầng giao thông chưa có sức đột phá, bên cạnh đó chưa có dự án BĐS lớn trên địa bàn khiến giới đầu tư không mặn mà.

Khảo sát cho thấy, giá đất ở bình quân tại khu vực Thanh Trì dao động từ 15 - 70 triệu đồng/ m2, tùy từng vị trí. Trong đó, khu vực “hot” nhất Thanh Trì là mặt đường khu vực Ngọc Hồi - Văn Điển, mức giá dao động từ 50 - 80,5 triệu đồng/ m2. Đối với khu vực Đan Phượng, giá đất bình quân dao động từ 20 - 50 triệu đồng. Đối với các trục đường chính dọc theo Quốc lộ 32 có mức giá từ 40 - 70 triệu đồng/ m2. Đây cũng là khu vực có mức giá cao nhất trong huyện Đan Phượng.

Khác hoàn toàn với 4 quận trên, Gia Lâm là khu vực có thị trường BĐS đón nhận thông tin lên quận sôi động nhất. Theo anh Phạm Thắng, giám đốc một sàn BĐS thổ cư tại Kiêu Kỵ, Gia Lâm kể từ đầu năm 2019 trở lại đây giá bất động sản tại Gia Lâm tăng không ngừng.

Khảo sát cho thấy, giá nhà đất tại khu vực huyện Gia Lâm đã tăng bình quân từ 10 - 15%, ở những khu vực có các dự án lớn, giá nhà đất còn tăng khoảng 30% so với thời điểm đầu năm 2019. Cụ thể, giá nhà đất bình quân của Gia Lâm dao động từ 15 - 60 triệu đồng, tùy từng khu vực và vị trí so với mức cách đây 1-2 năm là 10 - 30 triệu đồng/ m2.

Khu vực "hot" nhất huyện Gia Lâm thuộc về một số trục đường chính, gần với một số dự án "siêu" đô thị cao cấp như: Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Dương Xá, Đặng Xá hay Trâu Quỳ, giá đất nền đã lên mức 50 - 60 triệu đồng/ m2. Thậm chí, một số dự án bất động sản cao cấp còn rao bán tới 100 - 150 triệu đồng/ m2.

Giải thích đà tăng mạnh của BĐS Gia Lâm, anh Thắng cho biết hạ tầng giao thông Gia Lâm gần đây liên tục được đẩy mạnh bởi loạt dự án mới, bên cạnh đó siêu dự án Vinhomes Ocean Park với quy mô lên đến vài trăm ha đang rầm rộ triển khai và hoàn thiện đã tạo tác động kép khiến đất Gia Lâm tăng giá. "Tại Gia Lâm đang hình thành khu trung tâm tiện ích lõi tại Vinhomes Ocean Park. Đây chính là nguyên nhân khiến giá BĐS xung quanh, thậm chí ngay trong khu đô thị này tăng giá mạnh mẽ trong thời gian vừa qua", anh Thắng cho biết.

Theo đánh giá của các chuyên gia, trong năm 2020 một loạt dự án hạ tầng lớn đang được cấp tốc triển khai sẽ tạo những thay đổi đột phá cho hạ tầng giao thông, đô thị tại huyện Gia Lâm, khiến giá BĐS tại đây có thể còn tiếp tục tăng. 

Các dự án này có thể kể đến như nút giao Cổ Linh với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vừa được khởi công đầu năm 2020, cầu Vĩnh Tuy 2 với tổng vốn 2.561 tỷ đồng cũng chuẩn bị được xây dựng. Cùng với đó, 2 cầu vượt qua đường Đông Dư - Dương Xá, xây dựng 2 đường nhánh lên xuống cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đang đề xuất được đầu tư sẽ kết nối đồng bộ giao thông kết nối các khu vực huyện Gia Lâm với trung tâm tiện ích mới.

Cùng với các dự án này, trong lộ trình chuẩn bị để nâng cấp Gia Lâm thành quận, thời gian qua, Hà Nội đã phê duyệt và khởi công xây dựng nhiều tuyến đường huyết mạch. Cụ thể, thành phố đã triển khai 414 dự án trên địa bàn Gia Lâm với số vốn hơn 1.690 tỷ đồng. 

Các chuyên gia đánh giá, Gia Lâm hiện đang là khu vực có hạ tầng giao thông, đô thị phát triển nhanh. Những nỗ lực của cả chính quyền và doanh nghiệp đã tạo nên mảnh ghép quan trọng trong bức tranh phát triển tổng thể, đưa Gia Lâm trở thành một trung tâm mới hiện đại và sầm uất của phía Đông Thủ đô.

Nhận định về BĐS Gia Lâm, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, mức tăng nhà ở tại khu vực Gia Lâm hiện nay là chấp nhận được, các nhà đầu tư mới vẫn có cơ hội tham gia vào thị trường bất động sản tại khu vực này. Bên cạnh đó, khu vực Gia Lâm đang nhận rất nhiều dự án bất động sản "khủng", từ đó sẽ là động lực để phát triển cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề cho sự phát triển bất động sản trong tương lai.

"So với mặt bằng chung của thị trường bất động sản, khu vực đất ở tại Gia Lâm tăng mạnh trong 3 năm trở lại đây, song mức tăng hiện nay chưa có dấu hiệu sốt ảo hoặc tạo thành bong bóng bất động sản. Nên việc đầu tư là có tiềm năng", ông Đính nói.

Đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư tại 5 quận chuẩn bị lên quận, đặc biệt là Gia Lâm, bà Đỗ Thu Hằng - Trưởng phòng nghiên cứu Savills Việt Nam cho biết trong bối cảnh đô thị hoá, đây chính là các thị trường có dư địa để phát triển và để Bất động sản tăng giá, nhiều hơn là các thị trường đã ổn định. Tuy nhiên, khi chọn mua nhà đầu tư nên lựa chọn những sản phẩm rõ ràng về pháp lý, có tiềm năng tăng giá.

Bất động sản Hoài Đức: Tiền đề cho khu đô thị Bắc Quốc lộ 32 bứt phá


Mười năm sau ngày sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội, thị trường bất động sản Hoài Đức lại một lần nữa được phen dậy sóng trước thềm lên quận. Trong khi nhiều dự án đang loay hoay chỉnh trang xây dựng thì khu đô thị Lideco Bắc Quốc lộ 32 đã dần đi đến khâu hoàn thiện cuối cùng.


Cú huých lên quận là đòn bẩy cho thị trường bất động sản

Theo quy hoạch chung đến năm 2030 tầm nhìn 2050 khu Tây sẽ là trung tâm kinh tế - hành chính mới của Thủ đô. Thông tin Hoài Đức lên quận ngay lập tức đã có tác động tích cực tới thị trường bất động sản khu vực. Hạ tầng giao thông là bước đệm đầu tiên thúc đẩy sự phát triển chung trước quy hoạch mới.

Các tuyến đường vành đai 3.5, Hoàng Quốc Việt kéo dài, tuyến tỉnh lộ 422,…dự kiến năm 2020 sẽ được đưa vào sử dụng. Các trục đường lớn khu Tây Thăng Long hay đường quốc lộ 70 nối từ Nhổn tới Đại lộ Thăng Long chạy qua huyện Hoài Đức đã hoàn thành mở rộng lên tới 4 làn xe… Đặc biệt, tuyến Metro Nhổn – ga Hà Nội dự kiến khai thác thương mại vào năm 2021 sẽ giúp việc lưu thông giữa Hoài Đức và nội thành Hà Nội trở nên thuận tiện hơn.

Hoài Đức còn có một số dự án đang hot như:

Nhờ làn sóng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trước thềm lên quận, giới đầu tư kinh doanh nhà đất đang tích cực săn lùng những dự án tốt nhằm thu lại lợi nhuận trong tương lai. Điều này không chỉ khiến cho bất động sản Hoài Đức sôi động trở lại mà còn khiến cho giá bán tại khu vực khác có dự án giao thông từ Hoài Đức chạy ngang qua tăng giá.

Theo khảo sát những tháng cuối năm 2019, giá đất tại một số khu vực huyện Hoài Đức có nhiều biến chuyển tích cực: đất mặt tiền thị trấn Trạm Trôi được chào giá 120-130 triệu đồng/m2, trong khi cùng kì năm ngoái giá chào bán là 80-90 triệu đồng/m2. Một số đất nền tại An Khánh được bán với giá 26 triệu đồng/m2, chỉ sau 4 tháng "sang tay" đã tăng lên 30 triệu đồng/m2.

Tại Song Phương, đất ngõ đang được chào bán phổ biến ở mức 16,5-17 triệu đồng/m2, tăng khoảng 1 triệu đồng/m2 so với hồi đầu năm. Bên cạnh đó cùng trục đường quốc lộ 32 kết nối với Hoài Đức, đất thổ cư tại thôn Thụy Ứng, huyện Đan Phượng giá tầm 35 triệu đồng/m2, tăng thêm từ 3-5 triệu đồng.

Tiền đề cho sự bứt phá giá trị tại khu đô thị Bắc Quốc lộ 32

Vị trí và không gian sống xanh luôn là những tiêu chí hàng đầu tạo nên sức hút của dự án bất động sản. Trong bối cảnh thị trường nhà đất Hoài Đức sôi động và khan hiếm nguồn cung, những dự án có được cả 2 yếu tố trên sẽ có tính thanh khoản cao.

Sở hữu vị trí ngay mặt đường 32 - thị trấn Trạm Trôi, khu đô thị Lideco nằm trong quy hoạch vùng lõi trung tâm hành chính của Quận Hoài Đức. Nhờ vậy, khu đô thị được hưởng lợi toàn bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng cấp khu vực, công trình thiết kế văn hóa, hạ tầng xã hội.


Chỉ trong vòng vài phút lái xe có thể kết nối tới trụ sở công an huyện, UBND huyện, viện kiểm sát, bệnh viện Hoài Đức, trung tâm thương mại, siêu thị, khu đô thị Kim Chung Di Trạch,…

Toàn bộ 5 lối ra vào khu đô thị đều được quản lý chặt chẽ bằng thẻ từ đảm bảo an ninh. Bên cạnh cổng chính tại trục đường 32, cư dân sẽ dễ dàng di chuyển tới nhiều địa điểm trong thành phố và các tỉnh lân cận thông qua đường Hoàng Quốc Việt kéo dài, tuyến đường tỉnh lộ 422, Vân Canh mở rộng và Đại Lộ Thăng Long.

Vừa đủ gần để di chuyển tới trung tâm thành phố và vừa đủ xa để thiết lập không gian sống xanh thoáng đãng tránh khói bụi ô nhiễm, giá trị khác biệt của khu đô thị Lideco chính là quy mô rộng lớn lên tới 38,9ha và mật độ xây dựng nhà ở chỉ dừng ở mức 42%.

Toàn thể khu đô thị được kiến tạo giống như khuôn viên biệt thự nơi trời Âu thu nhỏ với tầng tầng lớp lớp tán cây xanh đan xen. Quy hoạch toàn bộ sản phẩm biệt thự thấp tầng với 648 biệt thự, nhà vườn và 136 căn liền kề, dự án là một trong số ít khu đô thị thấp tầng hoàn chỉnh tại Hoài Đức.

Theo đúng quy hoạch và cam kết với cư dân, chủ đầu tư Công ty Cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm đã thực thi triển khai hoàn thiện tuyến đường nội bộ toàn khu, đài phun nước, quảng trường, bãi đỗ xe từng khu, khuôn viên cây xanh, khu vui chơi, tập thể thao, bể bơi,… Mức đầu tư chỉnh trang hoàn thiện lên tới 200 tỷ đồng và đúng thời hạn là những minh chứng rõ nét cho uy tín của chủ đầu tư.


Phương án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại Lideco Plaza

Trong bối cảnh nội đô với đầy rẫy vấn đề ô nhiễm, ách tắc và thiếu không gian xanh, định hướng xây dựng khu đô thị xanh và rộng lớn của chủ đầu tư đã nhanh chóng tạo sức hút trên thị trường. Cùng với đó, sự nghiêm túc thực thi quy hoạch và tâm huyết với dự án, chủ đầu tư phần nào đã tạo bệ phóng bứt phá giá trị cho khu đô thị trong tương lai.

Thông tin liên hệ:

Hotline:0909 61 3696 - Mr Ngọc Tuyền 

Nhà đầu tư có còn mặn mà với Condotel khi được cấp “sổ đỏ”


xem chi tiết dự án tại địa chỉ:  The Phoenix Garden Đan Phượng

Việc được cấp sổ đỏ cho thấy một tín hiệu lạc quan cho thị trường Condotel nhưng liệu nhà đầu tư có tiếp tục rót tiền vào loại hình bất động sản (BĐS) này?
Condotel từng được kỳ vọng sẽ là điểm sáng đẩy thị trường BĐS nghỉ dưỡng phát triển nhanh chóng. Sự mới lạ của loại hình căn hộ du lịch này từng thu hút một lượng lớn nhà đầu tư rót tiền. Tuy nhiên, sau 3 năm bùng nổ thì giữa năm 2019, thị trường Condotel bất ngờ đón cú sốc đầu tiên khi một dự án ở Đà Nẵng bị thu hồi sổ đỏ lâu dài, thay thế bằng sổ đỏ có thời hạn sử dụng 50 năm. 

Nguyên nhân là do đây là loại hình sản phẩm được phát triển trên đất Thương mại - Dịch vụ dưới hình thức “đất ở không hình thành đơn vị ở”. Vì nằm trên đất kinh doanh Thương mại - Dịch vụ nên chỉ có thời hạn sử dụng 50 năm thay vì là thời hạn lâu dài nhưng một số chủ đầu tư quảng bá trước đó.
Cú sốc này đã khiến cả thị trường Condotel lao dốc không phanh. Nhiều nhà đầu tư e ngại khi các dự án mới ra hàng và dần dần tìm cách bán đổ bán tháo để rút vốn. Mặc dù sau đó, một số dự án khác liên tục được giới thiệu là Khu căn hộ du lịch cao cấp, mang hơi hướng hiện đại với nhiều tiện ích như một căn hộ ở thực, đặc biệt là kèm theo những chương trình cam kết lợi nhuận hấp dẫn từ 8-12%/năm từ chủ đầu tư nhưng thị trường này dần bộc lộ những hạn chế. 

Xem chi tiết dự án tại địa chỉ: Wyndham Thanh Thủy Phú Thọ

Lượng giao dịch giảm hẳn, nhiều chủ đầu tư cũng bắt đầu e ngại khi đổ vốn vào loại hình này. Một số thị trường mới như Phan Thiết, Quy Nhơn, Vũng Tàu… được khai phá với những dự án mới nhưng không mấy khả quan khi nhà đầu tư không còn mặn mà.

Khi thị trường còn chưa qua giai đoạn khó khăn thì Condotel tiếp tục đối mặt với cú sốc mới. Đó là vào dịp gần cuối năm 2019, siêu dự án Cocobay vỡ trận cam kết lợi nhuận một lần nữa giáng một đòn mạnh vào thị trường Condotel đang đối diện với hàng loạt khó khăn. Lúc này, hầu hết nhà đầu tư đều ngán ngẫm với Condotel khi hàng nghìn khách hàng căn băng rôn đòi chủ đầu tư dự án Cocobay hoàn trả tiền cam kết lợi nhuận khủng.

Thời điểm cuối năm 2019, tại các Hội nghị về thị trường BĐS đều đưa ra những quan điểm rằng liệu có nên giải cứu Condotel hay Pháp lý nào cho Condotel? Sau thời gian họp bàn tìm giải pháp, mới đây vào ngày 14/2, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn về chế độ sử dụng đất và việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở cho dự án căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú (officetel).

Theo đó, thời hạn sử dụng Condotel là 50-70 năm. Cụ thể, thời hạn cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin thuê đất nhưng không quá 50 năm, đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn cho thuê đất không quá 70 năm; khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất.

Đây được xem là tín hiệu đáng mừng đối với thị trường Condotel sau khoảng thời gian đứng bánh vì hàng loạt vướng mắc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư nhận định rằng đây mới chỉ là bước khởi đầu nhưng chưa hẳn đã có thể khiến Condotel phát triển tốt như trước. Bởi lẽ, thời gian qua thị trường BĐS nghỉ dưỡng đã trải qua quá nhiều thời khắc khó khăn. Giữa lúc pháp lý còn lúng túng, có thể thấy vài tháng qua phân khúc Condotel lại tiếp tục bị giáng thêm một đòn mạnh khi đại dịch nCoV bùng phát.

Xem chi tiết dự án tại địa chỉ:  Biệt thự Vườn Cam Hoài Đức

Theo ghi nhận, thị trường không có nhiều thay đổi kể từ sau Tết Nguyên đán. Nhiều dự án đứng hình vì không có giao dịch diễn ra. Theo chia sẻ của anh L.V.H., một nhà đầu tư lâu năm ở Tp.HCM thì tâm lý của hàng nghìn nhà đầu tư vẫn còn hoang mang, lo lắng khi rót tiền vào loại hình BĐS này. 

Trong khi đó, những khách hàng trước đây bị lỗ nặng vì Condotel vẫn chưa đủ sự tin tưởng để quay lại. Dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng năm 2020 rất có thể Condotel sẽ có những biến chuyển mới. Bởi lẽ, thị trường đã phát triển rất nhiều dự án với hàng chục ngàn căn hộ. Nếu Condotel phát triển tốt thì cũng góp phần phát triển mạnh về du lịch cho Việt Nam trong những năm tới.


Người sở hữu căn hộ khách sạn condotel đã không còn lo lắng về Pháp lý nữa vì đã có Văn bản này!


 Chi tiết dự án tại địa chỉ: Wyndham Thanh Thủy Hotels & Resort

Ngày 14/2, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn về chế độ sử dụng đất và việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng cho dự án căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú (officetel).

Theo đó, thời hạn sử dụng 50-70 năm. Cụ thể, thời hạn cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin thuê đất nhưng không quá 50 năm, đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn cho thuê đất không quá 70 năm; khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất.

Chỉ cấp cho các trường hợp đủ điều kiện. Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà soát các dự án đầu tư đã được phê duyệt và việc thực hiện giao đất, cho thuê đất của từng dự án để xác định mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. 

Trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật đất đai và pháp luật khác có liên quan thì thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và không làm thay đổi quy mô, mục tiêu, quy hoạch của dự án.

 Xem chi tiết dự án tại địa chỉ: Wyndham Thanh Thủy Phú Thọ

Được biết, 2 năm trở lại đây do những vướng mắc về pháp lý của căn hộ condotel khiến nguồn cung loại hình này sụt giảm, nhà đầu tư mang tâm lý “dè chừng”. Nếu tốc độ tăng trưởng trung bình nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng tại Khánh Hòa, Phú Quốc, Đà Nẵng trong năm 2017 lần lượt là 35%, 27% , 5,5% thì con số này trong năm 2018-2019 bị giảm, lần lượt chỉ còn 7,3% và 2,6%.

Từ cuối năm 2018 kéo sang cả năm 2019, phân khúc nghỉ dưỡng với điển hình là sản phẩm condotel (căn hộ khách sạn) lao dốc không phanh sau thời kỳ bùng nổ 2016-2017. Số liệu của Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho thấy, lượng cung condotel mới trong quý III/2019 giảm gần 50% so với quý I, đạt 3.680 sản phẩm. Đáng chú ý, nguồn vốn tại hai thị trường trọng điểm là Đà Nẵng và Nha Trang sụt giảm mạnh, tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt từ 20-30% lượng hàng được tung ra.

Trong khi khung pháp lý rõ ràng và chưa có sự đồng nhất giữa các địa phương thì thị trường lại tiếp tục bị ảnh hưởng năng nề vào cuối năm 2019 khi chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng - Tập đoàn Empire thông báo không thể chi trả mức lợi nhuận 12% như đã cam kết với khách hàng. Sự đổ vỡ tại Cocobay khiến nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại về hiệu ứng lan truyền có thể xảy ra tại nhiều dự án khác, làm phân khúc này bị tê liệt. Các chuyên gia cho rằng, mức lợi nhuận phù hợp chỉ rơi vào khoảng 6%.

Chưa dừng lại ở đó, đầu năm 2020 phân khúc căn hộ condotel tiếp tục đứng trước nhiều khó khăn trong bối cảnh đại dịch virus corona đang diễn biến phức tạp. Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng thời gian qua đã có tâm lý e ngại khi nhiều doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, không đáp ứng được cam kết lãi suất với khách hàng. Cùng với những lo ngại liên quan các vấn đề pháp lý của Condotel khiến thị trường càng khó. Đặc biệt, khi gặp phải cú sốc dịch bệnh, năm nay sẽ là năm tiếp tục khó khăn đối với phân khúc này.
xem chi tiết dự án tại địa chỉ:  The Phoenix Garden Đan Phượng

                                                                                                  Theo CafeF

Mặc thị trường bất động sản giảm tốc, chuyên gia mách nhà đầu tư 3 phân khúc dễ kiếm lời trong năm 2020

Mặc dù thị trường BĐS năm 2020 có những khó khăn chung tuy nhiên theo các chuyên gia vẫn có những phân khúc dễ kiếm lời cho nhà đầu tư trong đó nổi lên là căn hộ nội đô, đất nền các quận ven đô, bất động sản công nghiệp.
        
Xem chi tiết dự án tại địa chỉ: Khu sinh thái Đan Phượng The Phoenix Garden

2019 được coi là một năm đầy khó khăn của thị trường bất động sản khi đa số dự án bị đình trệ, doanh nghiệp không chỉ bị chôn vốn mà còn phải chịu phát sinh nhiều chi phí cả về thời gian lẫn tiền bạc. Theo các chuyên gia, năm 2020 thị trường này còn khắc nghiệt hơn và các doanh nghiệp bất động sản sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định khó khăn trên thị trường bất động sản còn kéo dài trong 2020 bởi những vấn đề về pháp lý, về tín dụng, về an toàn dòng vốn...Vướng mắc về pháp lý không dễ được giải quyết ngay, tín dụng cho bất động sản thì ngày càng thắt chặt, việc tiếp cận đất đai ngày càng hạn chế... sẽ khiến thị trường ngày càng khó khăn, suy giảm, do đó doanh nghiệp phải cẩn trọng. 

Còn theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP.Invest nhìn nhận, khó khăn của thị trường cũng như của các doanh nghiệp bất động sản hiện nay là do tinh thần luật mới chưa được chuyển hóa đến các cơ quan công quyền. Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch, Luật Đất đai... đều có sự sửa đổi, theo đó, nhiều quy định liên quan đến giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đấu giá, đấu thầu đất đai... cũng thay đổi. Tuy nhiên, thủ tục hành chính vẫn còn mơ hồ, chồng chéo.

Với tình trạng này, ông Nguyễn Quốc Hiệp cho rằng 2020 sẽ vẫn là khoảng lặng của thị trường bất động sản, thị trường vẫn thiếu hụt dự án, thiếu hụt sản phẩm mới. Hơn nữa, với việc áp dụng bảng giá đất mới theo xu hướng tăng mạnh thì công tác giải phóng mặt bằng, triển khai dự án cũng sẽ khó khăn hơn, việc bán hàng cũng rất khó vì giá sản phẩm cao…

Mặc dù thị trường BĐS năm 2020 có những khó khăn chung tuy nhiên theo các chuyên gia vẫn có những phân khúc dễ kiếm lời cho nhà đầu tư trong đó nổi lên là căn hộ nội đô, đất nền các quận ven đô, bất động sản công nghiệp.

Xem chi tiết thông tin tại địa chỉ: Thông tin dự án Vinhomes Đan Phượng

Cụ thể, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa nhìn nhận, tốc độ tăng giá của bất động sản ven đô sẽ nhanh hơn ở nội đô. Do đó, đầu tư vào khu vực ven đô có thể sẽ có triển vọng tăng giá nhanh hơn. Tại các đô thị lớn như TP.HCM và Hà Nội, triển vọng để phát triển bất động sản ven đô còn khá mạnh vì có dòng di dân từ các tỉnh về rất nhiều, nhu cầu nhà ở của người nhập cư cũng ở mức cao. Tuy nhiên, điều này có thể không đúng với các tỉnh khác.

Ở khía cạnh khác, ông Nguyễn Văn Đính - Phó chủ tịch Hiệp hội môi giới BĐS Việt Nam cho biết, hiện nguồn cung nhà tại Hà Nội và TP.HCM  đang rất hạn chế. "Theo tôi, phân khúc chung cư vẫn là sản phẩm chủ đạo của thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2020. Bởi vì, tại các đô thị lớn như Hà Nội hay TP.HCM, quỹ đất để phát triển nhà ở không còn nhiều, nhưng dân số lại ngày càng tăng. Vì vậy, hai thành phố này phải ưu tiên để phát triển chung cư, tận dụng quỹ đất không còn nhiều để phát triển nhà cao tầng", ông Đính khẳng định.
Xem chi tiết dự án tại địa chỉ: Bán biệt thự Vườn Cam
Còn theo các chuyên gia BĐS tại JLL, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ -Trung BĐS công nghiệp dự báo sẽ là lĩnh vực hấp dẫn nhất trong những tháng cuối năm 2019 và 2020. Trong đó, Việt Nam được hưởng lợi bởi các nhà sản xuất sẽ dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á có chi phí thấp hơn.

Theo JLL Việt Nam, thị trường BĐS khu công nghiệp phía Nam, bao gồm các tỉnh TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An, trong quý 2/2019 đạt tổng diện tích đất cho thuê là 25.060 ha, cao gấp 2,5 lần so với miền Bắc. Nhu cầu thuê tăng mạnh nhờ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang leo thang đã đẩy giá thuê đất trung bình tại thị trường phía nam trong quý 2/2019 lên mức 95 USD mỗi m2 cho chu kỳ thuê, tăng khoảng 16% so với cùng kỳ.

5 dự án giao thông lớn sẽ hoàn thành năm 2020

 Đường vành đai 3 Hà Nội, đường sắt Cát Linh - Hà Đông, hầm Hải Vân 2, cao tốc La Sơn - Túy Loan, cao tốc Long Thành - Bến Lức là các dự án được kỳ vọng đi vào hoạt động trong năm nay.

Hai dự án lớn ở thủ đô hoàn thành trong năm nay

Vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long dài 5,5 km, gồm đường cao tốc trên cao và đường mở rộng bên dưới, dự kiến đưa vào hoạt động từ tháng 9/2020.

Với điểm đầu từ cầu vượt Mai Dịch, điểm cuối của tuyến đường giao với Cầu Thăng Long; tuyến đường này đi qua các nút giao quan trọng của thủ đô như đường Phạm Hùng, Xuân Thủy, Hồ Tùng Mậu. Đây là đoạn có lượng phương tiện qua lại dày đặc, nhất là vào giờ cao điểm.



Vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long dự kiến đưa vào hoạt động tháng 9/2020

 Thông tin dự án tại địa chỉ: Dự án Hanssip Phú Xuyên

Trên công trường dự án, đường mở rộng bên dưới quy mô 6 làn xe đã hoàn thành vào tháng 10/2019; còn đoạn cao tốc trên cao quy mô 4 làn xe có tổng vốn đầu tư 5.340 tỷ đồng,

Sau khi hoàn thành, đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long sẽ khép kín vành đai 3 Hà Nội, giúp các phương tiện từ các tỉnh phía Bắc đi đến phía Nam và ngược lại không phải qua khu vực trung tâm, giảm được thời gian lưu thông và ùn tắc trong nội đô.

Cùng với đó, đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được coi là dự án giao thông trọng điểm ở Thủ đô hiện nay. Dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội đã thi công xong toàn bộ khối lượng xây dựng với hơn 13 km cầu cạn, 12 nhà ga trên cao, 16 khu đơn thể Depot và cảnh quan cây xanh.

Theo quy trình, công tác nghiệm thu dự án do phía Việt Nam thực hiện, đơn vị tư vấn độc lập ACT (Pháp) sẽ đánh giá an toàn kỹ thuật; sau đó là thanh toán và bàn giao công trình từ Tổng thầu Trung Quốc cho Bộ Giao thông Vận tải. UBND Hà Nội sẽ tiếp nhận lại toàn bộ dự án để vận hành khai thác.

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Bộ này giải quyết các vướng mắc còn lại, sớm đưa dự án vào khai thác vì "người dân đang mong mỏi".

Trước đó, đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông dự kiến vận hành thương mại vào cuối năm 2019. Tuy nhiên, Bộ GTVT cho hay, thủ tục liên quan và tài liệu của các hạng mục dự án giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm không tương đồng, nên công tác nghiệm thu và đánh giá an toàn bị kéo dài.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã thi công xong toàn bộ khối lượng xây dựng

 xem chi tiết dự án tại địa chỉ:  Dự án The phoenix Garden

Mặc dù tàu chưa vận hành chở khách song dự án vẫn duy trì hoạt động nhiều hạng mục, khiến phát sinh chi phí tiền điện 100 triệu đồng/ngày. Ngoài ra còn chi phí trả lương, văn phòng cho toàn bộ nhân sự phía Trung Quốc và Việt Nam đang chờ đợi để vận hành tuyến đường sắt này.

Với chiều dài 13 km, điểm đầu tại ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa, dự án có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa; tần suất khai thác 3 đến 5 phút/chuyến, tốc độ trung bình 35 km/h.

Hầm Hải Vân 2 khai thác cuối năm 2020
Dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân được Bộ GTVT phê duyệt năm 2016 gồm 2 giai đoạn với tổng mức đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng.

Giai đoạn một là sửa chữa, nâng cấp hầm Hải Vân 1 hiện nay và cải tạo đoạn tuyến quốc lộ 1 qua đèo Hải Vân. Giai đoạn hai mở rộng hầm lánh nạn thành hầm giao thông (hầm Hải Vân 2) với quy mô 4 làn xe và mở rộng cầu, đường dẫn quy mô 4 làn xe, dự kiến khai thác cuối năm 2020.




Dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân dự kiến khai thác vào cuối năm 2020


Hầm Hải Vân 2 được thiết kế hai ống hầm rộng 9,7 m cho phương tiện chạy một chiều, trong mỗi ống đảm bảo 2 làn xe rộng 7 m, đường bộ hành và bảo dưỡng rộng 1 m, hai dải an toàn 1,5m... Tuyến hầm này mở rộng trên nền hầm lánh nạn dài 6,2 km, rộng 4,7 m. Ngoài ra, dự án còn có các hạng mục trung tâm cứu hộ cứu nạn, phòng cháy chữa cháy, trạm thu phí; trạm dừng đỗ kỹ thuật.

Hiện hầm Hải Vân 2 đã thông hầm kỹ thuật toàn tuyến. Phần phía Bắc công trình thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế thi công đạt khoảng 80% khối lượng. Hai bên thành hầm, nhà thầu bắt đầu lát gạch men trang trí. Phần phía Nam thuộc TP Đà Nẵng vẫn còn khá ngổn ngang, đang được gia cố. Cầu Bắc Hải Vân bắc qua đầm Lập An (thị trấn Lăng Cô) dẫn vào hầm Hải Vân 2 đang gấp rút thi công. Theo thiết kế, cầu dài gần 2 km với hai làn xe.

Hoàn thành 2 dự án cao tốc lớn
Bộ GTVT cho biết, cao tốc La Sơn - Túy Loan dài 77 km với tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng theo hình thức BT, đây là đoạn tuyến nằm trong dự án đường Hồ Chí Minh.

Dự án này có điểm đầu tại ngã ba La Sơn (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) và kết thúc tại nút giao Túy Loan (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng).

Cao tốc có quy mô nền đường 4 làn xe, mặt cắt ngang rộng 23 đến 24 m, giai đoạn đầu có 2 làn xe cơ giới, 2 làn dừng đỗ khẩn cấp, đảm bảo phương tiện giao thông chạy với tốc độ 60 đến 80 km/h.



Cao tốc La Sơn - Túy Loan sẽ thông xe kỹ thuật trong quý I năm 2020

Theo kế hoạch, dự án hoàn thành toàn tuyến vào tháng 12/2018 song đã bị chậm tiến độ hơn một năm, vì còn 11,5 km đường từ nút giao Túy Loan đến khu công nghệ cao (Đà Nẵng) chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng. Đây là đoạn tuyến được mở rộng để khớp nối với cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (từ Đà Nẵng vào Quảng Ngãi).

Việc chưa khớp nối đoạn tuyến dài 11,5 km với cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi khiến phương tiện lưu thông gặp khó khăn. Chủ phương tiện muốn di chuyển từ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi ra các tỉnh phía Bắc phải đi bằng các con đường nhỏ rồi xuống quốc lộ 1, xuyên hầm Hải Vân ra Thừa Thiên - Huế.

Lãnh đạo Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, trong quý 1/2020 dự án cao tốc La Sơn - Túy Loan sẽ thông xe kỹ thuật km0 đến km66, còn đoạn mở rộng vẫn còn phải chờ địa phương giải phóng mặt bằng.

Trong khi đó, cao tốc Long Thành - Bến Lức vướng giải phóng mặt bằng nên dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành dự kiến hoàn thành năm 2020, trễ hai năm so với dự kiến.

Sau 4 năm triển khai, hiện dự án đã hoàn thành khối lượng khoảng 80% song khu vực tuyến chính cao tốc và đường dẫn quốc lộ 1 trên địa bàn huyện Bình Chánh (TP HCM) và tỉnh Đồng Nai còn nhiều hộ dân chưa được giải phóng mặt bằng. Đây là những trường hợp có khiếu kiện từ những năm trước đây.

Theo Bộ GTVT, cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần đi qua TP HCM, tuyến đường sẽ nối trực tiếp với mạng lưới cao tốc - quốc lộ, hệ thống cảng biển với sân bay quốc tế Long Thành. Đồng thời, dự án cũng góp phần làm giảm áp lực giao thông trên quốc lộ 1, 51 và rút ngắn thời gian đi từ tỉnh Long An đến TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

  Thông tin chi tiết tại địa chỉ: Dự án Nam 32 giai đoạn 2

Đất nền tiếp tục là kênh đầu tư “vua”, nhiều dự án bung hàng sau Tết


Xem chi tiết tại địa chỉ : Hanssip Phú Xuyên - Thành phố không ngủ 
Đất nền vẫn đang được xem là kênh đầu tư “vua” trong năm 2020 trong bối cảnh thị trường BĐS có nhiều biến động, không còn thuận lợi như trước. Tuy vậy, loại hình này được dự báo chỉ được quan tâm ở một số khu vực, “điểm nóng”.

Mở đầu năm 2020 thị trường địa ốc chứng kiến những biến cố bất ngờ do ảnh hưởng của dịch virus corona. So với thời điểm này những năm trước, thị trường có phần trầm lắng hơn bởi sự lo ngại của nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp thay đổi kế hoạch. Tuy nhiên, không vì thế mà thị trường dừng lại, nhiều doanh nghiệp thay đổi phương thức bán hàng, không còn tổ chức các sự kiện tập trung đông người mà thay vào đó là cách tư vấn, giao dịch bằng công nghệ…

Vì thế, nhiều dự án bất động sản bắt đầu có những kế hoạch ra hàng. Nhưng có một điểm khác biệt, đó là phân khúc đất nền được quan tâm hơn cả, có nhiều dự án đang rục rịch được bung ra thị trường so với những loại hình BĐS khác.

Ông Vũ Kim Giang, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Hải Phát Land, cho rằng một số phân khúc vẫn đang có những tín hiệu tích cực, giao dịch vẫn được thực hiện chứ không phải đóng băng.

Nói về cơ hội đầu năm 2020, ông Giang nhận định đất nền vẫn là kênh đầu tư "vua" của giới đầu tư, chung cư ở các đô thị lớn vẫn có cơ hội, bất động sản nghỉ dưỡng sẽ gặp khó khăn hơn…

Thị trường đất nền tỉnh lẻ sẽ vẫn là "điểm đến" thu hút giới đầu tư bất động sản năm nay. Tuy nhiên, không phải khu vực nào cũng hấp dẫn nhà đầu tư mà sẽ có những cơn sốt cục bộ, những địa phương có sự phát triển mạnh về hạ tầng và quy hoạch đô thị tốt, những nơi có kế hoạch trở thành thành phố trung ương, khu vực lên quận…sẽ là "điểm nóng" của thị trường năm nay.

Báo cáo thị trường 2019 của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định, đầu tư đất nền vẫn là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư tại thị trường các địa phương mới phát triển.

"Địa phương nào sớm hoàn thành công cuộc rà soát, thanh kiểm tra việc phát triển các dự án bất động sản chắc chắn sẽ tận dụng tốt cơ hội để thu hút mạnh các nhà đầu tư trên cả nước về với địa phương mình và ngược lại" – báo cáo này nhận định. Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định: "đất nền vẫn là dòng sản phẩm chủ đạo được các nhà đầu tư quan tâm nhất trong năm 2020".

Nhiều dự án đất nền rục rịch bung hàng

Tại khu vực phía Bắc, những thị trường như Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Nguyên, khu vực 4 huyện lên quận ở Hà Nội…tiếp tục đang có nhiều dự án rục rịch khởi động trở lại. Chẳng hạn dự án Khu đô thị Promexco Móng Cái (Quảng Ninh) có quy mô hàng trằm nền biệt thự, liền kề, shophouse sẽ triển khai phân phối các sản phẩm thuộc giai đoạn 2 ra thị trường. Dự án này đã và đang hoàn thiện 95% hạ tầng kỹ thuật.

Hay tại TP Hải Phòng, nhiều dự án khu đô thị cũng đang rục rịch triển khai kế hoạch. Được biết, ngay những ngày đầu năm một dự án đất nền tại quận Dương Kinh có quy mô khoảng 200 nền đất cũng chuẩn bị được đơn vị phân phối bán ra thị trường với giá khoảng 12-15 triệu đồng/m2. Tại Thái Nguyên, một số dự án khu đô thị mới với các sản phẩm biệt thự, liền kề ở trung tâm thành phố và khu vực sông Công cũng đang được triển khai, sắp được công bố ra thị trường…

Tại Hà Nội, thị trường nhà ở gắn liền với đất tiếp tục là phân khúc được chú ý ở khu vực ven trung tâm – nơi có 4 huyện đang có kế hoạch lên quận. Một số dự án được xem là nguồn cung chính năm nay như Vinhomes Wonder Park ở Đan Phượng, Khu đô thị Bắc Quốc lộ 32, Khu đô thị Kim Chung Di Trạch,…

Xa hơn có thể kể đến là thị trường ngôi nhà thứ hai, có tích chất nghỉ dưỡng sinh thái. Đơn cử như thị trường Hòa Lạc hay Lương Sơn đang rộ lên nhiều dự án đô thị sinh thái để ở kết hợp nghỉ dưỡng. Theo giới thạo tin, khu vực này phần lớn quỹ đất sạch diện tích lô lớn (có sổ đỏ) nằm trong tay các đại gia Hà Nội từ trước, đây là thời điểm nhu cầu về sở hữu diện tích nhỏ của giới trung lưu ngày càng tăng ở Thủ đô ngày càng nở rộ để làm căn nhà thứ hai. Vì thế, họ lập các dự án nhằm phân lô bán nền hướng đến nhu cầu này của thị trường.

Ông Vũ Kim Giang, cho biết hiện Hải Phát Land đã và đang vận hàng lên tới 60 dự án. Trong đó, phần lớn là nằm ở thị trường tỉnh lẻ, phân khúc đất nền đô thị chiếm chủ đạo. Bởi theo ông Giang, thị trường đất nền năm nay vẫn là sản phẩm BĐS được ưa chuộng.

Trao đổi với chúng tôi mới đây, ông Nguyễn Thọ Tuyển, Tổng Giám đốc Công ty BHS, cho rằng năm 2020 là năm thị trường sẽ hướng tới các sản phẩm khác biệt, những mô hình kinh doanh mới sẽ ra đời. Chẳng hạn công ty ông hiện đang triển khai phân phối những sản phẩm BĐS ưu việt kết hợp giữa 2 yếu tố, đó là sở hữu lâu dài và có thể khai thác kinh doanh. Đơn cử như một dự án tại Hạ Long với hàng trăm căn được thiết kế 6 tầng, giá trị trung bình khoảng 7-10 tỷ đồng mỗi căn cho phép linh hoạt mục đích sử dụng để ở, kinh doanh, khai thác các ngành dịch vụ…được bán hết chỉ trong một tuần. Cũng theo ông Tuyển, sắp tới một dự án khác tại Hòa Bình cũng sẽ được phát triển theo mô hình này tuy nhiên nhằm hướng đến đáp ứng nhu cầu sở hữu căn nhà thứ hai.

Còn theo nhận định của CBRE Việt Nam, thị trường nhà ở gắn liền với đất sẽ được mở rộng hơn nữa tới các quận ngoại thành Hà Nội, nhà đầu tư cũng sẽ chú ý hơn đến khu vực này. Hà Nội dự kiến sẽ chào đón lượng nguồn cung tương lai dồi dào, cùng với đó là sự hình thành các cụm dân cư mới ra xa hơn tại các khu vực phía Tây và Bắc thành phố, đến từ cả các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài.

"Vượt ra khỏi ranh giới của thành phố, chúng tôi đang quan sát sự chuyển đổi của thị trường bất động sản tại các tỉnh xung quanh, với cơ sở hạ tầng liên tỉnh được cải thiện, bao gồm việc hoàn thành các đường quốc lộ và cao tốc, cũng như việc thành lập các trung tâm công nghiệp lớn. Các chủ đầu tư đang từng bước xây dựng và tiếp thị các dự án khu đô thị được đầu tư tiện ích và tiện nghi đầy đủ, cùng với đó là các sản phẩm nhà ở chuyển từ đất nền sang bàn giao hoàn thiện. Với động thái này, thị trường kỳ vọng các tổ hợp dự án đồng bộ hơn ở các khu vực xung quanh Hà Nội, cùng với sự phân tích kỹ lưỡng nguồn cầu của các chủ đầu tư để tránh sự hình thành của các khu đô thị "ma" trong tương lai," báo cáo của CBRE Việt Nam nhận định.

Thông tin chi tiết tại địa chỉ: Khu đô thị Nam 32
                                                                                                               theo CafeF 

Dự án đất nền Happy Land Đông Anh Hà Nội - Khu Thương mại Dịch vụ và Nhà ở 1/5 - Đã có sổ đỏ

- Với chủ trương định hướng Đông Anh lên cấp quận vào năm 2020 và xây dựng Đông Anh trở thành trung tâm kinh tế, giải trí, khu đô thị vệ tinh của Hà Nội thì hiện tại Đông Anh đang là tâm điểm chú ý của nhiều nhà đầu tư bất động sản khắp cả nước.

- Đón đầu sự hồi phục của BĐS Đông Anh vào giữa năm 2018 sau cơn sốt đất 2008-2010 và 2014-2016 thì dự án Happy Land Đông Anh đang được khởi công xây dựng và giới thiệu mở bán tới các nhà đầu tư vào tháng 9/2018. Có thể nói tiềm năng đầu tư tại dự án Happy Land Đông Anh đang ngày càng hiện hữu.

- Dự án công viên Kim Quy với 190ha của SunGroup đã động thổ vào tháng 9/2016 tại thôn Ngọc Chi, Vĩnh Ngọc, Đông Anh với mức đầu tư 4600 tỷ đồng.

- Dự án trung tâm triển lãm Quốc gia của VinGroup với diện tích 90ha trong đó sẽ dự án có hơn 550.000m2 xây dựng công trình trong nhà khách sạn 5 sao.

- Ngoài ra huyện Đông Anh cũng đã giải phóng mặt bằng xong 13 dự án, cơ bản hoàn thành 17 dự án và 30 dự án giải phóng mặt bằng đúng tiến độ.

- Dự án Happy Land là một trong 2 dự án được cấp phép xây dựng và pháp lý ổn định cũng là khu đô thị đầu tiên tại huyện Đông Anh.

I. Tổng quan dự án Happy Land 1/5 Đông Anh.

- Nằm dọc trên Quốc Lộ 3 thuộc địa phận thị trấn Đông Anh - Huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội.

+ Dự án khu nhà ở thương mại dịch vụ 1 - 5 Happy Land Đông Anh.

+ Phía Đông giáp: Đường sắt chuyên dụng.

+ Phía Nam giáp: Giáp công an Thị trấn và doanh nghiệp khác.

+ Phía Tây giáp: Giáp mặt đường Quốc lộ 3.

+ Phía Bắc giáp: Giáp đường giao thông hiện có và khu dân cư thị trấn Đông Anh.

Tin tức, hình ảnh, video cập nhật tại địa chỉ: Khu đô thị Vườn Cam

II. Quy mô dự án.

- Tổng diện tích xây dựng: 7,4hécta.

- Tính chất của khu đô thị: Đáp ứng khoảng 1700 dân với 3 loại hình nhà ở:

- Tổng diện tích đất thương mại: 30,996m.

- Đất cây xanh đô thị: 3744m2.

- Mật độ sử dụng đất: 42%.

- Diện tích các lô từ: 70m2 - 80m2 - 90m2 - 165m2 - 206m2.

+ Nhà liền kề: 320 căn, diện tích từ 70m2 đến 206m2.

+ Nhà Shophoues: 26 căn, diện tích từ 85m2 đến 110m2.

+ Nhà ở kết hợp với dịch vụ 3 khối cao 6 tầng diện tích 4.000m2 sàn.

III. Tiện ích khu nhà ở thương mại 1/5 Happy Land.

Tại dự án khu đô thị nhà ở 1 - 5 Happy Land có đầy đủ những dịch vụ tiện ích cần thiết đáp ứng được nhu cầu cao của cư dân nơi đây như:

+ Là khu vực tương đối sầm uất và tiện lợi.

+ Cách bệnh viện trung tâm thành phố khoảng 200m.

+ Cách trường PTTH, trường THCS, trường tiểu học khoảng 300m.

+ Cách nhà trẻ mẫu giáo khoảng 100m.

- Trục trung tâm: Được bố cục với một khối cao tầng dịch vụ và quảng trường vườn hoa cây xanh chính để tạo điểm nhấn cho khu đô thị mới. Với bãi đỗ xe 2 tầng 4000m2.

- Hạ tầng kỹ thuật: Được thiết kế đồng bộ của một khu đô thị mới hiện đại văn minh được đấu nối với các hệ thống kỹ thuật chính của thành phố.

- Hạ tầng xã hội: Xây dựng một trường mẫu giáo, hệ thống dịch vụ, nhà văn hóa, trụ sở hành chính khu vực. Bãi đỗ xe công viên.
Hotline 0909 61 3696 - Mr Ngọc Tuyền
Website : http://tranngoctuyen.com

Phong thủy – Yếu tố khiến bất động sản ven sông luôn có sức hút khó cưỡng


Tham khảo thông tin về một số dự án có vị trí đẹp : Dự án The phoenix Garden

Trong phong thủy, "nước" giữ vai trò quan trọng trong việc giữ nguồn năng lượng sống tích cực, là nguồn cội của thịnh vượng, sinh sôi, sức khỏe và tài lộc. Chính vì vậy bất động sản ven sông luôn có giá trị cao và có sức hút đặc biệt hơn hẳn những sản phẩm bất động sản khác.

"Kế sông cận thủy" – Địa thế phú quý

Trước đây khi chọn đất, cất nhà cha ông ta thường có câu "Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ", 3 tiêu chí này luôn là kim chỉ nam để lựa chọn thổ cư và nếu lựa chọn được mảnh đất như vậy thì quả đúng là "thiên thời địa lợi nhân hòa", báo hiệu một tương lai phát đạt, thịnh vượng. Theo thời gian, yếu tố "cận thị" hay "cận lộ" dường như cũng có sự thay đổi khi mà sự sầm uất quá mức của các đô thị lớn lại tiềm tàng nhiều nguy cơ như ô nhiễm không khí, tiếng ồn, an ninh, an toàn cho bản thân gia chủ.

Tuy nhiên yếu tố "cận giang" gần như được ưa chuộng từ bao đời nay. Các nền văn minh rực rỡ của nhân loại đều được hình thành và phát triển tại lưu vực các con sông lớn như văn minh Ai Cập - sông Nil, Ấn Độ - sông Hằng, Trung Hoa - sông Hoàng Hà…  bởi nguồn nước từ các con sông phục vụ nhu cầu sinh hoạt, trồng trọt và giao thương của con người…


Nhà cận thủy với dòng chảy tự nhiên của nước sẽ mang lại vượng khí cho gia chủ

 Xem chi tiết dự án tại địa chỉ:  Biệt thự Vườn Cam Vinapol
Còn trong phong thủy, "nước" giữ vai trò quan trọng trong việc giữ nguồn năng lượng sống tích cực, là nguồn cội của thịnh vượng, sinh sôi, sức khỏe và tài lộc. Đặc biệt, đối với những ngôi nhà sở hữu thế đất "thủy bao" – tức có dòng sông uốn lượn bao bọc thì sẽ ôm trọn phúc khí, tài lộc của trời đất, vừa tạo sinh khí tốt lành, vừa hóa giải tai ách, giúp gia chủ thuận đường phát triển mà đường con cái cũng thuận lợi, sức khỏe tráng kiện và tinh thần minh mẫn.

Dưới góc độ khoa học, nhà ở ven sông sẽ được hưởng nhiều loại ion có lợi có khả năng thanh lọc không khí cao, hơi nước sẽ làm không khí trở nên hài hòa và tươi mát tốt cho sức khỏe. Không chỉ vậy, dòng nước còn giúp giảm tiếng ồn, bụi bẩn, giảm những xung sát từ xe cộ qua lại, hài hòa giữa cảnh quan nhà cửa lẫn cảnh quan du lịch.

Chính bởi những lợi thế này, nhà nằm ở các khu đô thị ven sông, có nhiều kênh rạch trong bất kỳ giai đoạn nào cũng luôn được "săn đón" vì ước mong sẽ mang đến sự trù phú phồn vinh.

Nhà ven sông - lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu thời đại

Thực tế, hiện nay việc lựa chọn nhà tại các dự án đô thị sinh thái ven sông không phải là trào lưu mà là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư thông minh và sống chất. Bởi lẽ họ quá hiểu giá trị vô cùng lớn khi sở hữu những ngôi nhà gần sông nước. Không những tốt về yếu tố phong thủy mà trên thực tế, khi sống trong một mội trường trong lành, gần sông nước sẽ giúp họ có nhiều sức khỏe và cuộc sống sẽ trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều.

Hầu hết các gia chủ có điều kiện khi chọn nơi an cư cho mình và gia đình đều nhắm đến những nơi tiếp cận biển hoặc sông hồ. Do vậy các vị trí nhà nhìn ra sông hồ chiếm ưu thế thời thượng. Giá bán tại các dự án nhà ở ven sông theo đó mà cũng đắt đỏ hơn. Đặc biệt là các ngôi nhà view sông thường chỉ dành cho giới thượng lưu.


Thông tin chi tiết tại địa chỉ: Khu đô thị Nam 32
Thừa hưởng lợi thế sông nước tự nhiên,được quy hoạch theo mô hình sinh thái chuẩn mực, khu đô thị Aqua City là dự án hiếm có xét về phong thủy và môi trường sống.

Ngoài yếu tố phong thủy vượng khí, ưu điểm của những ngôi nhà cận sông bằng trực giác đó là mang lại sự thư thái, an yên khi ngày ngày được tận hưởng tầm nhìn về sông nước hiền hòa uốn lượn.

Nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố nước với các công trình xây dựng nhà ở, các chủ đầu tư đã tìm cách mang nước đến các dự án bằng cách xây dựng thêm hồ nước, hồ bơi, sông nhân tạo. Tuy nhiên, yếu tố phong thủy tốt nhất vẫn là những dòng chảy thuận tự nhiên hài hòa, thủy khí chỉ tốt khi dòng nước được luân chuyển, trong lành, sinh vật, hoa lá tươi tốt xung quanh.

Thừa hưởng lợi thế tự nhiên của vùng đất Đồng Nai trù phú, khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City mang lợi thế phong thủy hiếm có với ba mặt giáp các con sông lớn: Sông Đồng Nai, sông Buông, Sông Trong, sông Lái Nguyệt cùng các nhánh sông nhỏ len lỏi khắp dự án. Dự án được bao bọc bởi hơn 30km đường sông cùng hơn 300ha diện tích mặt nước toàn khu. Không những tôn trọng cảnh quan thiên nhiên hiện hữu, dự án còn phát huy tối đa yếu tố sinh thái khi dành đến hơn 70% diện tích cho mảng xanh và các tiện ích nội khu. Nhờ vậy, không gian xanh và mặt nước len lỏi trong từng khu nhà sẽ mang lại nguồn không khí trong lành và mát mẻ quanh năm, tốt cho cả tinh thần và thể chất.

Rõ ràng, với những ý nghĩa to lớn về cả phong thủy và môi trường sống, không khó hiểu khi các khu đô thị sinh thái ven sông luôn có sức hút lớn đối với những nhà đầu tư thông thái, đặc biệt là trong bối cảnh sống xanh gần gũi với thiên nhiên đang trở thành nhu cầu của thời đại.

Happy Land Đông Anh có nên đầu tư thời điểm này không

Happy Land  Đông Anh - Một dự án ở 1 huyện sắp lên quận lại còn đã có từng lô.
Chủ trương định hướng Đông Anh lên cấp quận vào năm 2020 và xây dựng Đông Anh trở thành trung tâm kinh tế, giải trí, khu đô thị vệ tinh của Hà Nội thì hiện tại Đông Anh đang là tâm điểm chú ý của nhiều nhà đầu tư BĐS khắp cả nước.
- Kế hoạch triển khai xây dựng 14 cây cầu bắc qua sông Hồng và sông Đuống.
- Dự án công viên Kim Quy với 190ha của Sungroup đã động thổ vào tháng 9/2016 tại thôn Ngọc Chi, Vĩnh Ngọc, Đông Anh với mức đầu tư 4600 tỷ.
- Dự án trung tâm triển lãm Quốc gia của Vingroup với diện tích 90ha trong đó sẽ dự án có hơn 550.000m2 xây dựng công trình trong nhà khách sạn 5 sao.
I. Tổng quan dự án.

Hotline 0909 61 3696 - Mr Ngọc Tuyền 

Tham khảo thêm dự án The Phoenix garden  tại địa chỉ: The Phoenix Garden
- Nằm dọc trên Quốc Lộ 3 thuộc địa phận thị trấn Đông Anh - Huyện Đông Anh - Hà Nội.
+ Dự án khu nhà ở thương mại dịch vụ 1 - 5 Happy Land Đông Anh.
+ Phía Đông giáp: Đường sắt chuyên dụng.
+ Phía Nam giáp: Giáp công an Thị trấn.
+ Phía Tây giáp: Giáp mặt đường Quốc lộ 3.
+ Phía Bắc giáp: Giáp đường giao thông và khu dân cư thị trấn Đông Anh.
II. Quy mô dự án.
- Chủ đầu tư Công ty Cổ phần Phát triển Đô Thị Đông Anh.
- Vị trí: Tổ 24 Thị Trấn Đông Anh TP. Hà Nội.
- Tổng diện tích xây dựng: 7,4hecta.
- Tổng diện tích đất thương mại: 30,996m2.
- Đất cây xanh đô thị: 3744m2.
- Mật độ sử dụng đất: 42%.
- Diện tích các lô từ: 70m2 - 80m2 - 90m2 - 165m2 - 206m2.
+ Nhà liền kề: 320 căn, diện tích từ 70m2 đến 206m2.
+ Nhà shophouse: 26 căn, diện tích từ 83m2 đến 110m2.
+ Nhà ở kết hợp với dịch vụ 3 khối cao 6 tầng diện tích 4.000m2 sàn.
III. Tiện ích khu thương mại dịch vụ nhà ở 1/5 Happy Land.
+ Tại dự án khu đô thị nhà ở 1 - 5  Happy Land có đầy đủ những dịch vụ tiện ích cần thiết đáp ứng được nhu cầu cao của cư dân nơi đây như:
+ Là khu vực tương đối sầm uất và tiện lợi.
+ Cách bệnh viện trung tâm thành phố khoảng 200m.
+ Cách trường PTTH, trường THCS, trường tiểu học khoảng 300m.
+ Cách nhà trẻ mẫu giáo khoảng 100m.
- Trục trung tâm: Được bố trí với một khối cao tầng dịch vụ và quảng trường vườn hoa cây xanh chính để tạo điểm nhấn cho khu đô thị mới. Với bãi đỗ xe 2 tầng 4000m2.
- Hạ tầng xã hội: Xây dựng một trường mẫu giáo, hệ thống dịch vụ, nhà văn hóa, trụ sở hành chính khu vực. Bãi đỗ xe công viên.
IV. Chính sách bán hàng.
- Hiện tại dự án đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng CĐT đang ép móng cọc để xây dựng nhà.
- Đặc biệt đã có sổ đỏ.
- KH thanh toán sớm 95% thì được chiết khấu 3%.
Hotline 0909 61 3696 - Mr Ngọc Tuyền 

ABOUT

Nhà Ở (NhaO.Edu.Vn) là blog chia sẻ thông tin bất động sản: bất động sản khu đô thị, Quy hoạch, Tiêu điểm thị trường, Phân tích chuyên sâu thị trường khu vực phía tây Hà Nội: Hà Đông, Hoài Đức, Đan Phượng,....dọc trục Tây Thăng Long, Quốc lộ 32, Vành đai 3.5, đại lộ Thăng Long (TP.Hà Nội)....

.
21 Lê Văn Lương- Nhân Chính- Thanh Xuân-Hà Nội
Hotline: 0909 61 3696
TẢI MẶT BẰNG - BẢNG GIÁ - CHÍNH SÁCH

Quý danh của Quý khách (*)

Địa chỉ Email (*)

Số điện thoại(*):

Loại quan tâm: