DANH MỤC

Lý giải: Vì sao đất ngoại thành Hà Nội tăng giá "phi mã"

Một trong những nguyên nhân của việc "sốt" đất ven Hà Nội là do người dân, giới đầu tư thiếu thông tin, hoặc thông tin không được kiểm chứng, mập mờ...

Đất “sốt” do thiếu thông tin

Các dự án đất nền trong quý I/2019 được sự quan tâm lớn của người dân, nhà đầu tư, thậm chí ở một số địa phương như Hà Nội, TP HCM, Quảng Ninh, Quảng Nam... tạo ra những làn sóng rất sôi động, "sốt" đất.

Thông tin này được ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) chia sẻ tại hội thảo Tiêu điểm Bất động sản quý I, xu hướng và cơ hội đầu tư quý II/2019 do Tạp chí điện tử Diễn Đàn Đầu Tư tổ chức chiều 6/4, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế FLC Sầm Sơn, Thanh Hoá.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), lý giải nguyên nhân tình trạng "sốt" đất.

"Ở các địa phương có sốt đất nền, đa phần xảy ra ở các khu vực sắp sáp nhập vào thành phố, hoặc quy hoạch khu đô thị thì sẽ tạo ra sự quan tâm của nhiều người", ông Khởi nói. Ông Khởi liệt kê một số điểm "nóng" về đất nền ở Hà Nội như huyện Gia Lâm, Hoài Đức, Đông Anh. Ở TP HCM có huyện Củ Chi, khu vực ven đô, Nhà Bè...

Về việc thời gian qua ở các địa phương như Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Nha Trang, TP HCM... có tình trạng "sốt" đất, ông Nguyễn Mạnh Khởi cho rằng nguyên nhân đến từ nhiều phía, nhưng trong đó việc nhiễu loạn thông tin về quy hoạch, chính sách khiến thị trường này có phần phức tạp.

Hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài có quỹ đất rộng rãi và thời gian qua đất ở Đông Anh đang bị cò đất "thổi" giá.

"Thông tin ở các khu vực có khả năng "sốt" đất thường chưa được kiểm chứng, chưa rõ ràng. Việc thiếu thông tin, thông tin không rõ ràng có phần lỗi từ cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương", ông Khởi cho hay.

Ông Khởi dẫn chứng một số thông tin chưa kiểm chứng, thiếu rõ ràng như thông tin sáp nhập huyện, thông tin huyện lên quận, sáp nhập môt số đơn vị hành chính vào thành phố nào đó. Theo ông, những thông tin này không được công khai minh bạch sẽ rất dễ tạo ra "sốt" đất. Cũng không loại trừ các loại tin đồn để tạo sóng thị trường bất động sản.

Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản nhấn mạnh đến khi nào những thông tin về chính sách, về quy hoạch... chưa được công khai, minh bạch thì tình trạng "sốt" đất vẫn còn.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam, cho biết người dân, dư luận nói về việc "sốt" đất trong thời gian vừa qua nhưng thực tế lượng giao dịch ở một số địa phương như Vân Đồn (Quảng Ninh), Đà Nẵng... đều không cao. "Như Vân Đồn, trong quý I chỉ có khoảng 165 giao dịch", ông Đính nói.

Ông Đính cũng nhắc lại việc minh bạch thông tin ở các địa phương đang rất thiếu. "Người dân, giới đầu tư khi nghe có tin đồn về quy hoạch, chính sách, nếu thấy có lợi thì họ sẽ vào đầu tư. Việc đầu tư có thể đúng, có thể sai. Nhưng đối với giới đầu tư, khi sai thì họ phải tìm cách để tháo ra, nên thông tin sẽ càng thêm nhiễu, không tránh khỏi tình trạng đầu cơ thổi giá",  ông Đính cho hay.

Đồng quan điểm, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định chuyển động thị trường bất động sản quý II sẽ tập trung vào phân khúc căn hộ chung cư tầm trung tập trung và phân khúc đất nền vùng ven đô sẽ được quan tâm.

GS. Đặng Hùng Võ nhận định chuyển động thị trường bất động sản quý II sẽ tập trung vào phân khúc căn hộ chung cư tầm trung tập trung và phân khúc đất nền vùng ven đô sẽ được quan tâm.

"Nhà chung cư mọc lên nhưng chủ yếu bán cho người từ các tỉnh khác đến, nhà ở phân khúc trung bình và giá thấp sẽ vẫn giữ vị trí chủ đạo, chủ yếu vẫn ở Hà Nội và TP HCM vì nó gắn với quá trình di dân, di lao động. Còn bất động sản nghỉ dưỡng sẽ vẫn có tiềm năng nhưng hiện tại phát triển chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, bất động sản công nghiệp cũng sẽ được đánh thức các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ 2 diễn ra tại Hà Nội vừa qua. Đây là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh và đất nước Việt Nam, thu hút các nhà đầu tư...", GS. Đặng Hùng Võ nói.

Bất động sản nhiều địa phương đang “nóng” hơn Hà Nội, TPHCM

Đánh giá thị trường bất động sản quý 1, các chuyên gia cho rằng đất nền vẫn là tiêu điểm sôi động nhất, được nhiều nhà đầu tư quan tâm, chung cư tầm trung đứng thứ 2, còn nhà ở cao cấp giao dịch có vẻ trầm lắng.

Nhiều địa phương ven Hà Nội đang có hiện tượng "sốt" đất.

Riêng lĩnh vực bất động sản công nghiệp lại khá sôi động, đây là lĩnh vực các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm. Xu hướng BĐS đã có sự dịch chuyển từ TP Hà Nội, Hồ Chí Minh sang nhiều tỉnh thành khác như Đà Nẵng, Khánh Hoà, Quảng Ninh, Bình Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu....

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Thành chia sẻ, cuối năm ngoái, nhiều chuyên gia bất động sản đã dự báo đất nền sẽ là phân khúc sôi động trong năm 2019. Diễn biến thị trường quý 1 cho thấy điều này đã xảy ra. Đất nền vẫn là tiêu điểm và chung cư vẫn đứng thứ hai. Đây là điều dễ hiểu vì đây đều là các phân khúc quan trọng của thị trường bất động sản”.

“Bất động sản công nghiệp theo tôi, cuối năm 2018 và đầu 2019 khá sôi động và nhiều nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm. Không chỉ của nhà đầu tư địa phương mà cả nhà đầu tư các khu vực khác, nhà đầu tư ngoại. Xu hướng bất động sản năm nay được dự báo sẽ dịch chuyển sang các khu vực khác, thị trường Thủ đô và TP.HCM không còn là địa điểm được quan tâm nhiều nhất của thị trường. Bên cạnh đó, ngoài các thị trường tương đối quen thuộc như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, tôi nhận thấy còn nhiều địa phương khác đang dần tạo dấu ấn, như: Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu hay nhiều địa phương khác. Đánh giá của các công ty phân tích đều thấy tỷ lệ giao dịch thành công nhiều ở phân khúc tầm trung. Tuy nhiên, theo tôi, có thể có sự sai lệch đôi chút. Chung cư giá rẻ nhiều người quan tâm nhưng do nguồn cung ít nên nó không thật sôi động”, TS. Thành nhận định.

Đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư, ông Thành cho rằng, thị hiếu đầu tư còn tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi người và vấn đề của túi tiền. Các nhà đầu tư có thể bị cuốn hút vào các cơn sóng nhưng để hạn chế rủi ro, cần nhìn đến cái đích cuối cùng là khách hàng muốn gì (nhất là với những nhà đầu tư ngắn hạn – PV). Có thể là cách sống, mức sống, thu nhập và văn hóa của khách hàng. Theo ông Thành, đây là điểm căn cơ nhất trong đầu tư bất động sản.

Đa số các chuyên gia nhận định, sẽ có sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư bất động sản sang các tỉnh. Do tiềm năng phát triển du lịch, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh, tuyến đường cao tốc, hạ tầng, phương tiện đi lại thuận lợi hơn kết nối vùng miền, nó sẽ tạo điều kiện phát triển bất động sản tại các tỉnh bao lâu nay vẫn ngủ quên.

Nhiều ý kiến đề nghị tiếp tục bỏ rào cản để bất động sản phát triển lành mạnh, tránh bị thổi giá, sốt ảo.

Đất vùng ven Hà Nội bị "thổi giá" sau thông tin sắp lên quận

Như VOV đã phản ánh, thông tin Hà Nội xin cơ chế đặc thù để đưa 4 huyện: Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì lên quận vào năm 2020 đã khiến giá đất tại 4 huyện này tăng chóng mặt thời gian đần đây. 

Điều đáng nói là trước thời điểm Hà Nội thống nhất lộ trình 4 huyện lên quận vào năm 2020, thông tin này đã được các môi giới truyền tai nhau và từ cuối năm 2018, giá đất tại 4 huyện trên tăng nhanh bất thường. 

Tại huyện Đông Anh, theo khảo sát, một số vị trí đất nền, biệt thự, nhà liền kề ở khu Thanh Trì đang được chào bán từ 26-30 triệu đồng/m2, có nơi 35-40 triệu đồng/m2, thậm chí trên 55 triệu đồng/m2. Nhiều vị trí đất phân lô ở khu vực này cũng có giá từ 55-65 triệu đồng/m2, cao gấp đôi so với đầu năm ngoái.

Tại huyện Hoài Đức, đất mặt tiền ở thị trấn Trạm Trôi đang được chào giá cao ngất ngưởng: 120-130 triệu đồng/m2, cao hơn nhiều so với giá chào bán 80 triệu đồng/m2 vào cuối năm 2017. Ngay cả đất ở các xã An Khánh, An Thượng cũng được chào giá 30-40 triệu đồng/m2, tăng 30%-40%.


Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: Hà Nội ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng


 Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: Hà Nội ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng


Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung và đại biểu HĐND thành phố (tổ đại biểu số 2) tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm trước kỳ họp thứ chín, HĐND thành phố khóa XV.
Chiều 18/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung và đại biểu HĐND thành phố (tổ đại biểu số 2) đã tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm trước kỳ họp thứ chín, HĐND thành phố khóa XV.

Dành cho cư dân khu vực Cầu Giấy


Tại buổi tiếp xúc, các cử tri bày tỏ sự phấn khởi, đánh giá kỳ họp đã hoàn thành những nội dung quan trọng, thể hiện được sự kết tinh của trí tuệ, đoàn kết, sáng tạo và đổi mới. Đồng thời, cử tri cũng nêu nhiều ý kiến, kiến nghị tập trung vào các vấn đề về đời sống dân sinh, cử tri Phan Mai Phương (phường Hàng Bạc) đề xuất việc trông cây xanh cho TP cần minh bạch, công tác bảo vệ môi trường , xử lý rác thải, lát đá vỉa hè cần đảm bảo độ bền vững, lâu dài, đồng thời UBNDTP Hà Nội triển khai xây dựng những dự án sinh hoạt cộng đồng cho người dân Hà Nội.

Cử tri Trịnh Thị Nhung (phường Hàng Đào) nêu ý kiến UBNDTP nên xây dựng thêm những bãi xe tĩnh qua đó tạo thuận lợi cho người tiêu dùng khi mua sắm hàng hóa trên khu vực phố cổ. "Hiện các bãi giữ xe tĩnh trên địa bàn phường Hàng Đào đang quá tải nên khách hàng không có chỗ gửi xe khi mua sắm dẫn đến người dân kinh doanh trên địa bàn phường Hàng Đào khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa. Vì vậy đề nghị UBNDTP xây dựng thêm các bãi gửi xe tĩnh, xem xét miễn giảm phí gửi xe tĩnh cho một số đối tượng, cho phép đậu xe sát ngay cửa hàng trong một số khung giờ nhất định để tạo điều kiện cho việc mua bán", cử tri Trịnh Thị Nhung nêu ý kiến.

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: Hà Nội ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng - Ảnh 1.
Cử tri nêu ý kiến tại buổi tiếp xúc cử tri.

Các cử tri, Nguyễn Đắc Tiến (phường Phúc Tân), Nguyễn Văn Cảo (Phường Hàng Bồ) có chung ý kiến về vấn đề việc quản lý quy hoạch của Thủ đô còn chưa chặt chẽ, tình trạng xây dựng quá nhiều nhà cao tầng nhưng lại không mở thêm đường giao thông… khiến hệ thống đường bộ quá tải, người dân khu vực đê sông Hồng không được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, sai phạm ở công trình 8B Lê Trực chưa được giải quyết triệt để

Vì vậy thời gian tới UBNDTP Hà Nội cần làm tốt hơn nữa việc quy hoạch Thủ đô, kiến quyết không để các nhà đầu tư vì lợi ích trước mắt cố tình phá vỡ quy hoạch hoặc làm sai quy hoạch sau đó xin phép tồn tại. Cử tri Đặng Văn Hường (Hàng Mã) và nhiều cử tri khác mong muốn, UBNDTP Hà Nội quan tâm đầu tư du lịch bền vững, giải quyết tình trạng xích lô, taxi ép giá khách du lịch, đồng thời không cho phép xe ô tô 29 chỗ đi vào khu vực phố cổ đón trả khách du lịch. Ngoài ra cần kết nối không gian đi phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm với các khu vực xung quanh qua đó tạo thành "bộ mặt" mới cho ngành du lịch Thủ đô; Chú trọng giải quyết tình trạng một số hộ dân không đeo rọ mõm hoặc để chó thả rông tại các khu vực công cộng, trong đó có không gian đi bộ.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng

Trân trọng tiếp thu các ý kiến xác đáng của cử tri, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã trao đổi một số vấn đề mà cử tri quan tâm. Liên quan đến kiến nghị mở thêm các bãi đỗ xe tĩnh ở phụ cận không gian đi bộ, Chủ tịch UBND TP cho biết, sau 3 năm thực hiện, TP sẽ tổng kết đánh giá tác động với đời sống người dân và sẽ có cách tổ chức hiệu quả hơn trong thời gian tới. Chủ tịch UBND TP đề nghị quận Hoàn Kiếm lấy ý kiến người dân các phố lân cận phố đi bộ để nắm bắt nhu cầu người dân.

"Việc tổ chức bãi đỗ xe còn bất cập, TP đã khảo sát khu đất ở phố Trần Quang Khải với diện tích lớn để xem xét làm bãi đỗ xe. Địa điểm này chỉ cách phố đi bộ hơn 300 mét nên sẽ rất tiện lợi cho người dân", Chủ tịch UBND TP thông tin thêm.

Về quy hoạch 2 bên bờ sông Hồng, Hà Nội đã kêu gọi xã hội và nguồn lực của TP để xây dựng quy hoạch. Tuy nhiên, cần phê duyệt quy hoạch phân lũ trước. TP sẽ hoàn thiện đồ án này, để trình HĐND TP xem xét trong 2019. Trong đó có xem xét việc đời sống người dân ở ngoài bãi của TP.

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: Hà Nội ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng - Ảnh 2.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại biểu tiếp xúc cử tri.

TP rất trăn trở, và sẽ nghiên cứu để họp bàn, xử lý để đảm bảo đời sống người dân. TP quy hoạch 2 bở sông theo hướng đê kết hợp với đường đảm bảo àn toàn ở mức báo động 3 trong 500 năm. Đê và đường sẽ tạo ra đường rộng, thông thoáng; giao thông đường thủy phục vụ du lịch và tạo ra quỹ đất để người dân cải tạo không gian sống và là nguồn lực để đầu tư. TP sẽ sớm công khai quy hoạch này", Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nêu rõ.

Để giảm ùn tắc giao thông, TP đã mời các chuyên gia trong và ngoài nước rà soát tất cả các tuyến đường. Trong đó có giải pháp xén đường, giảm độ rộng giải phân cách giữa. Đây hoàn toàn là cách tính toán bình thường và các nước khác cũng làm như vậy. 3 năm qua, TP đã nỗ lực đưa diện tích giao thông từ 7,6m vuông/đầu người lên 9,8m2. Sau hợp nhất, tỷ lệ đô thị hóa Hà Nội chỉ còn 42%. Đến nay mới đạt 53% (mục tiêu 75%).

Về sai phạm ở công trình 8B Lê Trực, Chủ tịch cho biết, đã cưỡng chế xong sai phạm ở tầng 19. Viện nghiên cứu của Bộ Xây dựng sau khi thẩm định cho biết, nếu cắt tầng 17,18 sẽ không đảm bảo an toàn. Tuy nhiên TP đã yêu cầu các đơn vị khác trưng cầu giám định và cương quyết sẽ cưỡng chế tất cả phần sai phạm. Bên cạnh đó, chủ đầu tư còn sai phạm ở một số công trình đang xây dựng trên địa bàn TP, hiện TP đã chuyển hồ sơ sai phạm sang cơ quan Công an để điều tra xử lý theo quy định của pháp luật qua đó đảm bảo kỷ cương phép nước.

Theo cafef

Khu đô thị mới Nam 32

Khu đô thị mới Nam 32

bài viết biệt thự nam 32

bài viết biệt thự nam 32

Bài viết Liền kề Nam 32

Bài viết Liền kề Nam 32

Chuyển công tác bán căn Duplex Gold Season rẻ nhất Thanh Xuân

Chính chủ cần bán gấp căn hộ chung cư Gold Season 47 Nguyễn Tuân, 1 trong 16 căn hộ đẹp nhất dự án

- Thông tin chi tiết căn hộ

-Căn hộ số 16 tòa nhà Summer 2 - S2

Cửa vào Tây Nam, ban công Đông Bắc, nhìn xuống khu bể bơi, hướng nhìn ra đường Nguyễn Tuân 

- là 1 trong 16 căn hộ Duplex Gold Season 47 Nguyễn Tuân



Diện tích căn hộ

- Diện tích tim tường: 120.73m2, diện tích thông thủy: 110.16m2

Thiết kế bao gồm: 03 phòng ngủ, 03 vệ sinh, 02 lô gia



Thiết kế theo tầng:

Tầng 1: Phòng khách, phòng bếp, phòng ăn, 01 phòng ngủ, 02 lô gia, 01 vệ sinh

Tầng 2: 02 phòng ngủ, 02 vệ sinh, 01 lô gia

Bán căn hộ Duplex Gold Season 47 Nguyễn Tuân

Mặt bằng thiết kế và phân tầng căn hộ Duplex Gold SeaSon 47 Nguyễn Tuân

Căn hộ được hoàn thiện full đồ nội thất cao cấp, gia chủ chỉ việc xách vali vào là ở được

Giá gốc hợp đồng 38tr/m2 diện tích thông thủy

Giá bán lại thỏa thuận trực tiếp

Anh chị quan tâm tới căn hộ vui lòng liên hệ Ngọc Tuyền 0909 61 3696 ( thiện chí mua bán)

xin cảm ơn

Một số hình ảnh thực tế của căn hộ đã nhận bàn giao ( nhà bàn giao tiêu chuẩn full đồ nội thất )

























Biệt thự sinh thái The Phoenix Garden

Đường vành đai 4, vành đai 5 Hà Nội đi như thế nào, bao giờ triển khai

Theo kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Hà Nội trong giai đoạn tới của Sở GTVT Hà Nội, từ 2021 đến 2025 nhiều tuyến đường trọng điểm của TP sẽ được triển khai xây dựng đồng bộ.


Đường vành đai 4, vành đai 5 Hà Nội

Trong đó, 2 tuyến đường vành đai trọng điểm là vành đai 4 và vành đai 5 sẽ được xây dựng, đồng thời cơ bản hoàn thành mạng lưới đường trên cao khu vực đô thị trung tâm.

Cụ thể, đường vành đai 4 sẽ triển khai thi công xây dựng và cơ bàn hoàn thành trong giai đoạn này; Đường vành đai 5 sẽ được khởi công xây dựng.

Theo quy hoạch, đường vành đai 4 có tổng chiều dài 98km đi qua 14 quận, huyện thuộc 3 tỉnh/TP. Điểm đầu tại km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội), điểm cuối tuyến tại khoảng km35+300 trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Trong đó, tuyến đường đi qua địa phận Hà Nội dài 56,5km chạy qua 7 quận, huyện gồm: Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Hà Đông. Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chi tiết vào năm 2013 với tổng mức đầu tư khoảng 66.500 tỷ đồng.

Còn đường vành đai 5 được quy hoạch nhằm phát triển vùng Thủ đô Hà Nội, toàn tuyến đi qua địa giới hành chính của 36 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh, thành: Hà Nội, Hòa Bình; Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Tổng chiều dài hơn 331km, trong đó đoạn qua thành phố Hà Nội dài khoảng 48 km.

Bên cạnh 2 tuyến đường này, trong giai đoạn 2021-2025, TP Hà Nội định hướng sẽ hoàn thành đầu tư đồng bộ mặt cắt theo quy hoạch đối với các đoạn tuyến còn lại của đường vành đai 3. Tuyến đường này đã có một số đoạn đi vào hoạt động, toàn tuyến dài khoảng 65 km, đi qua các quận và huyện Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm. Hiện 5,2km đường trên cao từ cầu Mai Dịch đến cầu Thăng Long đang trong giai đoạn xây dựng, ) và đang có quy hoạch mở đoạn cầu Thăng Long - Nam Hồng - Việt Hùng. Đoạn từ cầu Thanh Trì đến Mai Dịch (tức các đường Pháp Vân, đường Nghiêm Xuân Yêm, đường Nguyễn Xiển, đường Khuất Duy Tiến, đường Phạm Hùng) đã được hoàn thành.

Đối với hệ thống đường hướng tâm, TP Hà Nội sẽ hoàn thành toàn bộ các đoạn tuyến trong vành đai 4 đổi với các tuyến như: QL1A (phía Nam, phía Bắc); Trục Hồ Tây - Ba Vì; QL6; Tây Thăng Long; QL3... Hà Nội cũng sẽ phấn đấu cơ bản thi công hoàn thành xong các tuyến trục chính đô thị trong khu vực đô thị trung tâm.


Cafef / Bình An / Theo Trí thức trẻ
The Phoenix Garden - khu biệt thự sinh thái cao cấp nằm ngay ngã tư đường vành đai 4 và đường tây thăng long.
Liên hệ tư vấn chuyên sâu: 0909 61 3696 - Mr Ngọc Tuyền

Tập đoàn T&T và dự án đường sắt đô thị tỷ USD !

(VNF) – Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn T&T, cho biết dự án đường sắt nội đô dự kiến sẽ được báo cáo Thủ tướng và trình Quốc hội thông qua vào tháng 6 tới.

Bầu Hiển nói gì về dự án đường sắt đô thị tỷ USD ?

Giai đoạn đầu của Dự án đường sắt đô thị, T&T sẽ thực hiện 6km

Những thông tin trên được ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) chia sẻ với báo giới sau chuyến tháp tùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong thăm chính thức nước Pháp.

Cũng trong khuôn khổ chuyến đi này, Tập đoàn T&T đã ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn xây dựng hàng đầu của Pháp là Bouygues dưới sự chứng kiến của lãnh đạo hai quốc gia.

Giai đoạn đầu của dự án đường sắt đô thị, T&T sẽ thực hiện 6km

Tuyến đường sắt đô thị mà T&T đang nghiên cứu đầu tư có chiều dài 31,1km, chạy dọc quốc lộ 32 nối trung tâm thành phố Hà Nội với thị xã Sơn Tây (Nhổn – Trôi – Phùng – Vành Đai 4 – Sơn Tây).

Tổng giá trị đầu tư vào dự án ước tính khoảng 1,4 tỷ Euro. Dự án được chia ra nhiều giai đoạn, đầu tư theo lộ trình. Dự kiến giai đoạn đầu T&T sẽ thực hiện khoảng 6km.

Theo ông Hiển, đường sắt đô thị là dự án trọng điểm, có vốn đầu tư trên 10.000 tỷ đồng nên phải báo cáo Thủ tướng và phải được Quốc hội thông qua. Dự kiến dự án này sẽ được trình Quốc hội vào tháng 6 tới.

Bầu Hiển khẳng định T&T đã chuẩn bị kỹ cho dự án đường sắt nội đô. Cách đây 10 tháng, T&T đã đăng ký tham gia dự án với Hà Nội.

Chủ tịch tập đoàn T&T cho biết: "Đối với dự án đường sắt đô thị việc triển khai rất phức tạp, quy mô vốn lớn đòi hỏi phải có những tập đoàn lớn đi cùng. Vì thế, trước hết là việc chứng minh năng lực, sau đó là các công việc nghiên cứu khảo sát rất kỹ các vị trí trạm dừng. Công việc này TEDI hiện đang triển khai khảo sát, nghiên cứu rất kỹ nhưng đối với những nghiên cứu về thiết kế kỹ thuật chi tiết thì phải cần đến những tập đoàn nước ngoài".

Việt Nam chuẩn bị đón làn sóng đầu tư mới của các "ông lớn" Pháp

Ông Hiển nói việc hợp tác giữa T&T và Bouygues sẽ mở ra một làn sóng đầu tư mới của các "ông lớn" Pháp vào Việt Nam trong thời gian tới.

Rất nhiều doanh nghiệp Pháp đang muốn tăng cường sự hiện diện ở khu vực Đông Nam Á thông qua việc đầu tư vào các dự án lớn. Và Việt Nam là cái tên được các nhà đầu tư Pháp đặc biệt chú ý.

Tiết lộ về quá trình thương thuyết với Bouygues, bầu Hiển cho biết ban đầu tập đoàn này chỉ muốn tham gia vào dự án đường sắt đô thị ở khâu thiết kế, tư vấn và tổng thầu thi công; không tham gia vào việc thu xếp vốn.

Tuy nhiên, T&T đã từ chối và đề nghị phải đưa thêm điều khoản hỗ trợ thu xếp vốn vào. Bởi theo ông Hiển thì "như vậy mới có thể kéo các định chế tài chính lớn của Pháp đi theo."

Sau khi xem xét đề nghị trên, Bouygues đã đồng ý "bắt tay" với T&T.

Bouygues là tập đoàn xây dựng hàng đầu nước Pháp với doanh thu hàng năm lên tới 33 tỷ USD. Việc bắt tay với Bouygues sẽ mở ra cho T&T nhiều cơ hội lớn.

Nói như ông Đỗ Quang Hiển, ngoài việc có sự hỗ trợ về vốn thì quan hệ hợp tác này còn mang đến cho T&T cơ hội học hỏi về công nghệ, kinh nghiệm quản lý vận hành dự án. Không chỉ dừng lại ở đó, việc bắt tay với các tập đoàn tên tuổi như Bouygues cũng giúp T&T củng cố thương hiệu, tạo nên những dự án tiếng tăm, để đời cho thế hệ mai sau.

PV Theo Hoàng Lan

Biệt thự Sunny Garden City

biệt thự sunny garden city
cập nhật

Tuyến xe bus Tây tiến đầu tiên được CEO group khai trương phục vụ cư dân và khách hàng

Sáng ngày 28/3/2016, chủ đầu tư CEO Group đã khai trương tuyến xe bus đầu tiên phục vụ miễn phí nhu cầu đi lại của cư dân Sunny Garden City và Bamboo Garden cũng như nhu cầu tham quan dự án của khách hàng. 


Xe bus miễn phí phục vụ nhu cầu của cư dân

Đưa vào vận hành bằng ô tô mới 100%, tuyến xe bus này sẽ đưa đón cư dân từ khu đô thị vào hướng trung tâm Hà Nội, giúp cho việc di chuyển hàng ngày của cư dân trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn.


Một cộng đồng cư dân đông đúc đang hình thành tại KĐT, bên cạnh các tiện ích đã hoàn thiện, các dịch vụ đã hiện hữu, tuyến xe bus mới khai trương góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nơi đây.

Xe bus góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân

Liên hệ tư vấn shophouse, biệt thự Sunny Garden City ( CEO Quốc Oai)
0909 61 3696 ( Mr Ngọc Tuyền )
Phòng kinh doanh Hải Phát Land - đơn vị phân phối trực tiếp dự án

Biệt thự sinh thái The Phoenix Garden - Đà Lạt trong lòng Hà Nội

ABOUT

Nhà Ở (NhaO.Edu.Vn) là blog chia sẻ thông tin bất động sản: bất động sản khu đô thị, Quy hoạch, Tiêu điểm thị trường, Phân tích chuyên sâu thị trường khu vực phía tây Hà Nội: Hà Đông, Hoài Đức, Đan Phượng,....dọc trục Tây Thăng Long, Quốc lộ 32, Vành đai 3.5, đại lộ Thăng Long (TP.Hà Nội)....

.
21 Lê Văn Lương- Nhân Chính- Thanh Xuân-Hà Nội
Hotline: 0909 61 3696
TẢI MẶT BẰNG - BẢNG GIÁ - CHÍNH SÁCH

Quý danh của Quý khách (*)

Địa chỉ Email (*)

Số điện thoại(*):

Loại quan tâm: