DANH MỤC

Bất động sản Hà Nội: Cẩn trọng với các dự án “ma”

Chỉ là đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, không thể chuyển đổi thành đất ở và cũng không có quy hoạch để làm dự án nhà ở nhưng bằng những hội thảo hoành tráng, kèm theo những bài viết quảng cáo ầm ĩ trên Internet, nhiều đối tượng siêu lừa rao bán dự án “ma” vẫn dễ dàng phỉnh dụ được khách hàng.




Buổi ra mắt hoành tráng

Một ngày đầu tháng 6.2019, Hội thảo giới thiệu và thăm quan dự án Gold Lake Hòa Lạc của Cty CP đầu tư BĐS Cổng Vàng (Cty Cổng Vàng) diễn ra hoàng tráng tại một hội trường lớn trên phố Hoàng Đạo Thúy, Thanh Xuân, Hà Nội. Ban đầu, những khách hàng tiềm năng được nghe người xưng là “giám đốc sàn giao dịch BĐS” giới thiệu về “Hòa Lạc trong mơ” là một trung tâm phát triển bậc nhất Hà Nội trong tương lai. Sau đó, đến lượt dự án Gold Lake Hòa Lạc được mang ra, giới thiệu như một kênh đầu tư siêu lợi nhuận và an toàn.

Đứng trên bục, vị giám đốc sàn giao dịch ăn vận bảnh bao giới thiểu về dự án nằm tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Buổi hội thảo sau đó nhanh chóng đạt được mục đích khi nhiều biên bản thỏa thuận được giao kết, giá đất bán trung bình từ 9,5 triệu đồng/m2.

Ngay sau thời điểm “mở bát”, trên nhiều website kinh doanh nhà đất như batdongsan.com…; alonhanhat…; nhadat24h… thông tin về dự án này cũng xuất hiện dày đặc, thu hút lượng quan tâm lớn của các nhà đầu tư.

Tuy vậy, theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, tất cả hồ sơ pháp lý phía Cty Cổng Vàng có được chỉ gồm duy nhất Giấy chứng nhận QSD đất số CK 333342, được Sở TNMT TP.Hà Nội cấp cho ông/bà Nguyễn Thanh Hải/ Ngô Thị Chanh. Mục đích sử dụng đất là trồng cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản, thời hạn sử dụng 46 năm (từ năm 2018 đến năm 2064).

PV sau đó đã chủ động liên hệ với Cty Cổng Vàng thì được một người đàn ông tên Phạm Mạnh Cường, giới thiệu là Phó Giám đốc kinh doanh, giải thích loanh quanh là Cty được chủ đất là ông Hải, bà Chanh ủy quyền cho bán lô đất trên. Ông Cường cũng thừa nhận không có dự án nào tên Golden Lake Hòa Lạc đang được Cty Cổng Vàng chào bán ra thị trường (?!). “Việc bán đất này là Cty đứng ra đại diện cho chủ đất để giao dịch chuyển nhượng thông thường chứ không phải đất nền dự án” - người đàn ông giải thích.

Để làm rõ hơn những nghi vấn về một dự án “vẽ” trên đất nông nghiệp này, ngày 22.9, PV báo Lao Động đã quyết định mục sở thị khu đất địa chỉ xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Theo ghi nhận, ở thời điểm hiện tại, Dự án “ma” Golden Lake Hòa Lạc vẫn chỉ là bãi đất trống, cỏ mọc um tùm, người dân vẫn đang trồng cây và nuôi cá bình thường. Một người dân sống gần đó cho biết, cách đây chừng hơn 2 tháng, người Hà Nội cùng đội quân môi giới xuống xem “dự án” rất đông, nhưng thời gian gần đây đã thưa đi nhiều.

PV cũng liên lạc với lãnh đạo xã Cổ Đông thì được biết, theo quy hoạch được phê duyệt, vị trí khu đất quảng cáo có Dự án Golden Lake Hòa Lạc đã được quy hoạch làm trung tâm dưỡng lão của thành phố. Còn lô đất của ông Hải bà Chanh không được chuyển đổi mục đích sử dụng, mua bán. Trước những thông tin về dự án “ma” này, lãnh đạo xã đã gửi giấy mời Cty Cổng Vàng đến làm việc nhưng hiện tại vẫn bặt vô âm tín. Riêng vợ chồng chủ đất thì trả lời rằng không biết, không liên quan và cũng không ủy quyền gì cho Cty Cổng Vàng.

Nhan nhản dự án “ma” kiểu Alibaba

Cũng giống như Golden Lake Hòa Lạc, Dự án Khu dân cư Tiến Xuân Green (xã Tiến Xuân, Quốc Oai) cũng được các “cò” quảng cáo tới tấp trên các trang mạng là sinh lời lên đến 50% mỗi năm, giấy tờ pháp lý rõ ràng, sổ đỏ chính chủ, có đường nội khu 6 m, vỉa hè 1,2m với giá bán 7-9 triệu đồng mỗi m2... Đặc biệt, các môi giới còn đăng hình ảnh sơ đồ phân lô, và hình ảnh được quảng cáo là khách hàng chen chân tham quan dự án. Tuy nhiên, khi đến nơi, lô đất vẫn chỉ là bãi cỏ hoang, chưa có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy sẽ có dự án sắp triển khai.

Xác nhận với chính quyền xã Tiến Xuân, PV được ông Phó chủ tịch Quách Đình Thắng cho biết khu đất trên hiện thuộc sở hữu của ông Trần Văn Hồng (thường trú ở huyện Thạch Thất). Tổng diện tích của khu đất là hơn một ha nhưng chỉ có 400m2 đất ở, còn lại là đất nông nghiệp chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trong khi đó, nếu muốn phân lô bán nền thì chủ đất phải lập dự án và làm các thủ tục chuyển đổi cũng như xin cấp phép với chính quyền địa phương. Bởi vậy, ông cảnh báo nhà đầu tư khi giao dịch các lô đất tại dự án này.

> The Phoenix Garden - Đà Lạt trong lòng Hà Nội

Tương tự, ở dự án khu dân cư Adoland Capital 8, được giới thiệu trên đường Nông Lâm, xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, PV liên hệ với số điện thoại trên trang rao bán nhà đất, thì được môi giới mời xuống khu vực dự án để trao đổi. Khi đề cập đến việc tìm mua đất tại dự án Adoland Capital 8, ông Nguyễn Văn Hưng - người tự giới thiệu là Giám đốc Cty CP Tập đoàn Adoland khẳng định: Không có dự án trên. Việc vẽ dự án là do nhân viên môi giới để câu khách chứ bản thân Cty không lập dự án gì.

Được biết, từ đầu tháng 6.2019, UBND xã Phù Cát đã làm việc với đại diện Cty CP Tập đoàn Adoland. Tại buổi làm việc, ông Hưng cũng khẳng định Cty chỉ phối hợp với các nhà dân để bán đất nền thổ cư ăn chênh lệch chứ không có dự án nào cả. Còn đối với khu đất được giới thiệu là dự án Adoland Capital 8, đây là đất của ông Nguyễn Xuân Nam được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có diện tích 4.500m2...


CafeF/ Theo Nhóm PV - Lao động

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ABOUT

Nhà Ở (NhaO.Edu.Vn) là blog chia sẻ thông tin bất động sản: bất động sản khu đô thị, Quy hoạch, Tiêu điểm thị trường, Phân tích chuyên sâu thị trường khu vực phía tây Hà Nội: Hà Đông, Hoài Đức, Đan Phượng,....dọc trục Tây Thăng Long, Quốc lộ 32, Vành đai 3.5, đại lộ Thăng Long (TP.Hà Nội)....

.
21 Lê Văn Lương- Nhân Chính- Thanh Xuân-Hà Nội
Hotline: 0909 61 3696
TẢI MẶT BẰNG - BẢNG GIÁ - CHÍNH SÁCH

Quý danh của Quý khách (*)

Địa chỉ Email (*)

Số điện thoại(*):

Loại quan tâm: